Trang

Phong Thu Ha Noi - Mstudio

Ca sỹ chuyên nghiệp


Yêu âm nhạc


Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Cách sử dụng Cubase Elements 7 “miễn phí” và bổ sung Sidechain Input 24/02/2014 by Nguyễn Thái Hà 33 Comments Ngay khi “sức nóng” từ bài review Cubase Elements 7 sặc mùi fanboy của tôi còn chưa kịp nguội, tôi xin giới thiệu tiếp với các bạn cách sử dụng Cubase Elements 7 trial (đầy đủ chức năng) miễn phí mãi mãi kèm theo cách khắc phục hạn chế thiếu Sidechain Input. Vâng, bạn không hề nhìn nhầm: MÃI MÃI. Steinberg muốn “cho không”, chúng ta cứ nhận Năm nay là 2014. Đã hơn 15 năm trôi qua kể từ cái thời các hãng sản xuất phần mềm bảo vệ bản dùng thử bằng phương pháp ngây ngô: tính ngày dựa theo thời gian hệ thống trên Windows. Lúc đó, chúng ta chỉ việc thay đổi thời gian, lùi lại vài ngày là được tiếp tục dùng tẹt ga cơ số phần mềm. Cách sử dụng Cubase Elements 7 miễn phí Hả! Có tin được không đây!!! Ấy vậy mà sự “ngây ngô” đó lại được 1 lần nữa áp dụng trong cơ chế bảo vệ của Cubase Elements 7 Trial. Không rõ Steinberg có dụng ý gì, nhưng tôi tin chắc rằng, họ không “ngu” mà bỏ phí 99 EUR doanh thu từ mỗi bản Cubase Elements 7 bán ra. Hãy hỏi Bill Gates về chiến lược khiến Microsoft Windows thống trị toàn cầu 1 cách nhanh chóng, bạn sẽ tìm thấy điểm tương tự. Cách sử dụng Cubase Elements 7 Trial “mãi mãi” Việc thực hiện không có gì khó, chỉ cần 1 chút kiên nhẫn, ai cũng sẽ làm được. Tôi sẽ cố gắng diễn giải dễ hiểu nhất có thể. Các bạn hãy làm theo từng bước 1 cách CHÍNH XÁC, sẽ không ai “toạch” cả và tất cả chúng ta hãy cùng tận hưởng DAW siêu cấp này mãi mãi với giá 0 đồng (trên Windows). Bước 1: Làm sạch hệ thống Nếu các bạn chưa từng cài bất cứ phiên bản nào của Cubase 7, hãy bỏ qua bước này! Để dọn đường cho thành công và sự sung sướng tột độ của chúng ta – các fanboy Cubase, bạn hãy gỡ bỏ toàn bộ Cubase Elements 7 hay Cubase 7 nếu trước đây đã lỡ cài thử. Bạn đang chạy cả Cubase 5? Không sao hết. Để nguyên Cubase 5 đó. Tiếp theo, hãy gỡ Steinbern eLicenser (nếu có) và xóa luôn thư mục “C:\ProgramData\Syncrosoft”. Bước 2: Download Cubase Elements 7 và bản Update 7.0.7 Các bạn hãy download Cubase Elements 7 Trial kèm theo bản cập nhật Cubase Elements 7.0.7 về máy tính. Giải nén ra chúng ta sẽ có 1 thư mục “Cubase Elements 7″ và 1 file tên là Cubase_LE_AI_Elements_7.0.7_Update_win.exe. Bước 3: Đổi thời gian hệ thống Hãy đổi ngày giờ của Windows vào một thời điểm trong tương lai, nhưng chú ý, chỉ đổi năm thôi nhé. Ví dụ, hôm nay là 23/2/2014, các bạn hãy đổi thành 23/2/2069. Tôi yêu số 69. Xin đừng hỏi tại sao. Nhớ chỉ đổi năm, đừng đổi ngày! Nhớ chỉ đổi năm, đừng đổi ngày! Bước 4: Cài Cubase Elements 7 Trial Hãy mở thư mục Cubase Elements 7, mở tiếp thư mục con “Cubase LE AI Elements 7 for Windows” và chạy file Setup.exe bằng cách click chuột phải chọn Run as Administrator (nếu bạn chạy Windows Vista hoặc Windows 7 – rất nhiều người đã thất bại vì quên mất yếu tố này. Đừng dại và lãng phí thời gian như họ!). Click Setup.exe xong bạn chỉ việc Next 2 lần cho tới khi gặp màn hình lựa chọn bản 32 bit hoặc 64 bit. Theo tôi, nếu hệ thống của bạn là 64 bit và hiện tại bạn đang chạy Cubase 5 Full 32 bit (chúng ta cùng hiểu lý do tại sao không có mấy người dùng được Cubase 5 Full 64-bit phải ko? Hehe), bạn nên cài bản 32 bit trước. Sau khi hoàn tất, quay lại chạy tiếp file cài đặt và cài Cubase Elements 7 64 bit, bạn sẽ có cả 2 phiên bản, 32 bit dùng để mở các project cũ với độ tương thích cao, 64 bit để trải nghiệm cảm giác xóa bỏ giới hạn 4GB ram và tối đa hóa sức mạnh các VST, VSTi 64 bit của mình. Chọn phiên bản mong muốn xong, click Next để chọn các thành phần của gói cài đặt: Chỉ chọn những thứ bạn cần Chỉ chọn những thứ bạn cần Nếu bạn có sẵn bộ sưu tầm nhạc cụ ảo, thư viện Drums, Groove cá nhân rồi thì nên bỏ chọn tất, chỉ lấy Cubase LE AI Elements 7 là đủ. Trong hình, tôi chọn Cubase LE AI Elements 7 64 bit và VST Amp Rack. Click Next, click tiếp Install. Nếu bạn dùng Windows 7 hoặc Vista, 1 cửa sổ của Windows Security hiện ra hỏi bạn có muốn cài thiết bị ảo của Steinberg không. Đừng ngại ngần gì click Install. Chờ sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn mở Cubase Elements 7 lên. Mặc kệ nó thông báo có 30 ngày dùng thử, click OK. Mặc kệ nó, chúng ta sẽ xử sau Mặc kệ nó, chúng ta sẽ xử sau Tiếp theo, chọn Driver ASIO bạn muốn sử dụng trong hộp thoại Audio Driver Setup rồi click tiếp OK, chờ khi Cubase Elements 7 mở hoàn toàn. Với máy tôi là ASIO TC NEAR, máy bạn có thể khác Với máy tôi là ASIO TC NEAR, máy bạn có thể khác Đóng Cubase Elements 7 lại. Bước 5. Đổi thời gian hệ thống về hiện tại Bạn hãy đổi thời gian hệ thống về hiện tại, tức là năm 2014. Nhớ chỉ đổi năm mà thôi vì lúc đầu chúng ta cũng làm như thế. Bước 6. Cài đặt bản Update 7.0.7 Bạn còn nhớ file Cubase_LE_AI_Elements_7.0.7_Update_win.exe lúc nãy? Giờ là lúc chạy nó. Hãy nhớ click chuột phải chọn Run as Administrator nếu bạn dùng Windows 7 hoặc Windows Vista. Khi trình cài đặt hỏi bạn muốn Update phiên bản nào, hãy chọn đúng phiên bản 32/64 bit như quá trình cài đặt tại bước 4. Click Next. Thường thì trình update sẽ chọn giúp bạn Thường thì trình update sẽ chọn giúp bạn Bước 7. Ủa? Còn nữa sao? Còn chứ! Bạn hãy mở Cubase Elements 7 lên và đọc to con số ngày sử dụng “thử” còn lại cho tôi!!! ;) Đây là thời khắc khi tinh trùng gặp trứng... Đây là thời khắc khi tinh trùng gặp trứng… Của bạn là bao nhiêu? Do tôi đặc biệt thích số 69 nên số ngày còn lại của tôi khoảng hơn 20.000 ngày. Nếu bạn đặt thời gian gần hơn trong bước 3, bạn sẽ có ít hơn. Tuy nhiên, 1000 ngày là đủ để bạn kiếm tiền trên bản Trial này và mua bản full rồi phải không nào? ;) Dự là sẽ có những câu hỏi sau 1. Tôi muốn cài Cubase Elements 7 cùng Cubase 5 có được không? Được. Bạn cứ cài thoải mái theo 7 bước trên. Không vấn đề gì cả. 2. Tôi muốn cài cả bản 32 và 64 bit của Cubase Elements 7 trên cùng 1 máy tính? Được. Tôi đang chạy cả Cubase Elements 32 bit, 64 bit, Cubase 5.1 Full trên cùng 1 máy. Không sao hết. Cài bản 32 bit theo 7 bước ở trên xong, bạn lặp lại 7 bước đó với bản 64 bit. Mọi thứ sẽ êm đẹp 3. Tôi tìm được thuốc để mở khóa giới hạn số track Audio và MIDI! Tôi có nên dùng không? Không. Thứ bạn phải đánh đổi là thay vì được add nhiều track audio 1 lúc, bạn sẽ phải add TỪNG track audio 1. Đối với tôi, 48 track Audio là đủ cho 90% trường hợp thông thường. Nếu nhiều hơn? Tôi sẽ dùng Cubase 5 Full, vì những project lớn như thế này sẽ cần lặp đi lặp lại những chức năng mà Cubase Elements 7 thiếu như Group Track Edit. Sự bất tiện mà cái “thuốc” đó tạo ra quá lớn để khiến tôi đánh đổi. Bạn vẫn muốn dùng? Không vấn đề gì cả. Nên nhớ cái “thuốc” đó chỉ có tác dụng trong 2 trường hợp: Windows 64bit cài Cubase Elements 7 64 bit Windows 32bit cài Cubase Elements 7 32 bit Khắc phục thiếu sót Sidechain Input của Cubase Elements 7 Trong bài đánh giá Cubase Elements 7, tôi đã liệt kê một số thiếu sót đáng tiếc của Cubase Elements 7. Đa số các thiếu sót này, tôi đều có thể cố gắng chung sống được. Nhưng chỉ là đa số mà thôi. Vậy thứ gì tôi không thể sống chung? Đó chính là Sidechain Input Sidechain là một thiết lập rất quan trọng trong mixing. Nhờ đó, người ta có thể sử dụng Dynamic của 1 nguồn tín hiệu A, tác động lên Dynamic của nguồn tín hiệu B. Thường thì Sidechain được biết đến nhiều với Compression, Gate… Tại sao lại quan trọng? Lần trước bạn DoanGuitare đã hỏi về mixing bass và kick drum sao cho không đánh nhau. Trong phần Comment tôi đã trả lời 1 trong số cách phương pháp hiệu quả đó là Sidechain Compression. Chỉ khi Kick Drums giã xuống, bass guitar sẽ tự động bị compress ở 1 mức độ nào đó do chúng ta điều chỉnh. Khi kick drums không chơi, bass guitar lại to mồm như bình thường. À há, kỳ diệu phải không?! ;) Ứng dụng của Sidechain có lẽ phải dành 1 mini-guide để nói thì mới hết chứ không bó hẹp trong việc xử lý xung đột giữa Bass và Kick Drum. Trong phiên bản Cubase Elements 7, bạn không có Sidechain Input. Đồng nghĩa với việc, tất cả các thiết lập External Sidechain đều không khả thi! …cho đến khi tôi phát hiện ra 1 plugin tên là SideKick5! Sidekick5 - Bạn của nhà nông dùng Cubase Elements 7 Sidekick5 – Bạn của nhà nông dùng Cubase Elements 7 Plugin này cho phép các bạn tạo thiết lập Sidechain ảo ngay bên trong DAW một cách độc lập. Chỉ việc chèn SideKick 5 vào Insert Slot của nguồn tín hiệu A (chọn làm Key để tác động lên Dynamic của các nguồn tín hiệu khác) – VD: Kick Drum, chèn tiếp vào Insert Slot của nguồn tín hiệu B (bị tác động bởi dynamic của nguồn tín hiệu A – ở đây là KickDrum) – ví dụ: bass guitar, bạn đã thiết lập xong sidechain giữa kick drum và bass guitar! Điều tuyệt vời là SideKick5 có tới 16 slot cho 16 nguồn âm thanh khác nhau, bạn có thể thiết lập rất nhiều sidechain connection ảo giữa các nguồn âm thanh đó. Quá đã. Nếu không có SideKick5? Không lo. Bạn có thể dùng phương thức Phase Invert để thay thế Sidechain lúc cần. Vì bài viết đã quá dài, tôi không tiện giới thiệu thêm ở đây. Lời nhắn của MIX: Với những bạn mới nghịch mixing, các bạn có thể quên luôn phần này và tập trung vào những gì Cubase Elements 7 mang lại, vì như thế là quá nhiều để bơi rồi ;) Tôi xin khất 1 bài nói rõ hơn về vấn đề trên. Bạn còn ngại ngần dùng thử Cubase Elements 7? Ok, bạn đã biết Cubase Elements 7 thú vị như thế nào so với bản 5 trong bài review trước. Giờ bạn được sử dụng miễn phí, bạn còn ngại nữa không? ;) Tôi thì không hề. Nhất là khi cả bản Cubase Elements 7 32/64 bit đều sống chung, cơm lành canh ngọt với Cubase 5 Full 32 bit. Với những bạn thích dùng “thuốc” để có unlimited Audio/midi track, tôi không biết các bạn có chịu được stress vì phải add từng track audio trong bao lâu do giới hạn của chương trình “thuốc” hiện tại. Tuy nhiên, nếu cần, các bạn hãy tạo sẵn một loạt template gồm rất nhiều audio track. Khi muốn tạo thêm nhiều track audio mới, hãy chọn vài track audio trống hiện tại, click chuột phải và chọn Duplicate Tracks. Như vậy các bạn đã bớt phải add thủ công từng track audio. Chúc các bạn có những sản phẩm âm nhạc tuyệt vời với Cubase Elements 7.0.7 “miễn phí”!


Cách sử dụng Cubase Elements 7 “miễn phí” và bổ sung Sidechain Input

Ngay khi “sức nóng” từ bài review Cubase Elements 7 sặc mùi fanboy của tôi còn chưa kịp nguội, tôi xin giới thiệu tiếp với các bạn cách sử dụng Cubase Elements 7 trial (đầy đủ chức năng) miễn phí mãi mãi kèm theo cách khắc phục hạn chế thiếu Sidechain Input.
Vâng, bạn không hề nhìn nhầm: MÃI MÃI.

Steinberg muốn “cho không”, chúng ta cứ nhận

Năm nay là 2014. Đã hơn 15 năm trôi qua kể từ cái thời các hãng sản xuất phần mềm bảo vệ bản dùng thử bằng phương pháp ngây ngô: tính ngày dựa theo thời gian hệ thống trên Windows. Lúc đó, chúng ta chỉ việc thay đổi thời gian, lùi lại vài ngày là được tiếp tục dùng tẹt ga cơ số phần mềm.
Cách sử dụng Cubase Elements 7 miễn phí
Hả! Có tin được không đây!!!
Ấy vậy mà sự “ngây ngô” đó lại được 1 lần nữa áp dụng trong cơ chế bảo vệ của Cubase Elements 7 Trial. Không rõ Steinberg có dụng ý gì, nhưng tôi tin chắc rằng, họ không “ngu” mà bỏ phí 99 EUR doanh thu từ mỗi bản Cubase Elements 7 bán ra. Hãy hỏi Bill Gates về chiến lược khiến Microsoft Windows thống trị toàn cầu 1 cách nhanh chóng, bạn sẽ tìm thấy điểm tương tự.

Cách sử dụng Cubase Elements 7 Trial “mãi mãi”

Việc thực hiện không có gì khó, chỉ cần 1 chút kiên nhẫn, ai cũng sẽ làm được. Tôi sẽ cố gắng diễn giải dễ hiểu nhất có thể. Các bạn hãy làm theo từng bước 1 cách CHÍNH XÁC, sẽ không ai “toạch” cả và tất cả chúng ta hãy cùng tận hưởng DAW siêu cấp này mãi mãi với giá 0 đồng (trên Windows).

Bước 1: Làm sạch hệ thống

Nếu các bạn chưa từng cài bất cứ phiên bản nào của Cubase 7, hãy bỏ qua bước này!
Để dọn đường cho thành công và sự sung sướng tột độ của chúng ta – các fanboy Cubase, bạn hãy gỡ bỏ toàn bộ Cubase Elements 7 hay Cubase 7 nếu trước đây đã lỡ cài thử. Bạn đang chạy cả Cubase 5? Không sao hết. Để nguyên Cubase 5 đó.
Tiếp theo, hãy gỡ Steinbern eLicenser (nếu có) và xóa luôn thư mục “C:\ProgramData\Syncrosoft”.

Bước 2: Download Cubase Elements 7 và bản Update 7.0.7

Các bạn hãy download Cubase Elements 7 Trial kèm theo bản cập nhật Cubase Elements 7.0.7 về máy tính. Giải nén ra chúng ta sẽ có 1 thư mục “Cubase Elements 7″ và 1 file tên là Cubase_LE_AI_Elements_7.0.7_Update_win.exe.

Bước 3: Đổi thời gian hệ thống

Hãy đổi ngày giờ của Windows vào một thời điểm trong tương lai, nhưng chú ý, chỉ đổi năm thôi nhé. Ví dụ, hôm nay là 23/2/2014, các bạn hãy đổi thành 23/2/2069. Tôi yêu số 69. Xin đừng hỏi tại sao.
Nhớ chỉ đổi năm, đừng đổi ngày!
Nhớ chỉ đổi năm, đừng đổi ngày!

Bước 4: Cài Cubase Elements 7 Trial

Hãy mở thư mục Cubase Elements 7, mở tiếp thư mục con “Cubase LE AI Elements 7 for Windows” và chạy file Setup.exe bằng cách click chuột phải chọn Run as Administrator (nếu bạn chạy Windows Vista hoặc Windows 7 – rất nhiều người đã thất bại vì quên mất yếu tố này. Đừng dại và lãng phí thời gian như họ!).
Click Setup.exe xong bạn chỉ việc Next 2 lần cho tới khi gặp màn hình lựa chọn bản 32 bit hoặc 64 bit. Theo tôi, nếu hệ thống của bạn là 64 bit và hiện tại bạn đang chạy Cubase 5 Full 32 bit (chúng ta cùng hiểu lý do tại sao không có mấy người dùng được Cubase 5 Full 64-bit phải ko? Hehe), bạn nên cài bản 32 bit trước. Sau khi hoàn tất, quay lại chạy tiếp file cài  đặt và cài Cubase Elements 7 64 bit, bạn sẽ có cả 2 phiên bản, 32 bit dùng để mở các project cũ với độ tương thích cao, 64 bit để trải nghiệm cảm giác xóa bỏ giới hạn 4GB ram và tối đa hóa sức mạnh các VST, VSTi 64 bit của mình.
Chọn phiên bản mong muốn xong, click Next để chọn các thành phần của gói cài đặt:
Chỉ chọn những thứ bạn cần
Chỉ chọn những thứ bạn cần
Nếu bạn có sẵn bộ sưu tầm nhạc cụ ảo, thư viện Drums, Groove cá nhân rồi thì nên bỏ chọn tất, chỉ lấy Cubase LE AI Elements 7 là đủ. Trong hình, tôi chọn Cubase LE AI Elements 7 64 bit và VST Amp Rack.
Click Next, click tiếp Install. Nếu bạn dùng Windows 7 hoặc Vista, 1 cửa sổ của Windows Security hiện ra hỏi bạn có muốn cài thiết bị ảo của Steinberg không. Đừng ngại ngần gì click Install.
Chờ sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn mở Cubase Elements 7 lên. Mặc kệ nó thông báo có 30 ngày dùng thử, click OK.
Mặc kệ nó, chúng ta sẽ xử sau
Mặc kệ nó, chúng ta sẽ xử sau
Tiếp theo, chọn Driver ASIO bạn muốn sử dụng trong hộp thoại Audio Driver Setup rồi click tiếp OK, chờ khi Cubase Elements 7 mở hoàn toàn.
Với máy tôi là ASIO TC NEAR, máy bạn có thể khác
Với máy tôi là ASIO TC NEAR, máy bạn có thể khác
Đóng Cubase Elements 7 lại.

Bước 5. Đổi thời gian hệ thống về hiện tại

Bạn hãy đổi thời gian hệ thống về hiện tại, tức là năm 2014. Nhớ chỉ đổi năm mà thôi vì lúc đầu chúng ta cũng làm như thế.

Bước 6. Cài đặt bản Update 7.0.7

Bạn còn nhớ file Cubase_LE_AI_Elements_7.0.7_Update_win.exe lúc nãy? Giờ là lúc chạy nó.
Hãy nhớ click chuột phải chọn Run as Administrator nếu bạn dùng Windows 7 hoặc Windows Vista.
Khi trình cài đặt hỏi bạn muốn Update phiên bản nào, hãy chọn đúng phiên bản 32/64 bit như quá trình cài đặt tại bước 4. Click Next.
Thường thì trình update sẽ chọn giúp bạn
Thường thì trình update sẽ chọn giúp bạn

Bước 7. Ủa? Còn nữa sao?

Còn chứ! Bạn hãy mở Cubase Elements 7 lên và đọc to con số ngày sử dụng “thử” còn lại cho tôi!!! ;)
Đây là thời khắc khi tinh trùng gặp trứng...
Đây là thời khắc khi tinh trùng gặp trứng…
Của bạn là bao nhiêu? Do tôi đặc biệt thích số 69 nên số ngày còn lại của tôi khoảng hơn 20.000 ngày. Nếu bạn đặt thời gian gần hơn trong bước 3, bạn sẽ có ít hơn. Tuy nhiên, 1000 ngày là đủ để bạn kiếm tiền trên bản Trial này và mua bản full rồi phải không nào? ;)

Dự là sẽ có những câu hỏi sau

1. Tôi muốn cài Cubase Elements 7 cùng Cubase 5 có được không?
Được. Bạn cứ cài thoải mái theo 7 bước trên. Không vấn đề gì cả.
2. Tôi muốn cài cả bản 32 và 64 bit của Cubase Elements 7 trên cùng 1 máy tính?
Được. Tôi đang chạy cả Cubase Elements 32 bit, 64 bit, Cubase 5.1 Full trên cùng 1 máy. Không sao hết.
Cài bản 32 bit theo 7 bước ở trên xong, bạn lặp lại 7 bước đó với bản 64 bit. Mọi thứ sẽ êm đẹp
3. Tôi tìm được thuốc để mở khóa giới hạn số track Audio và MIDI! Tôi có nên dùng không?
Không. Thứ bạn phải đánh đổi là thay vì được add nhiều track audio 1 lúc, bạn sẽ phải add TỪNG track audio 1. Đối với tôi, 48 track Audio là đủ cho 90% trường hợp thông thường. Nếu nhiều hơn? Tôi sẽ dùng Cubase 5 Full, vì những project lớn như thế này sẽ cần lặp đi lặp lại những chức năng mà Cubase Elements 7 thiếu như Group Track Edit.
Sự bất tiện mà cái “thuốc” đó tạo ra quá lớn để khiến tôi đánh đổi. Bạn vẫn muốn dùng? Không vấn đề gì cả. Nên nhớ cái “thuốc” đó chỉ có tác dụng trong 2 trường hợp:
  • Windows 64bit cài Cubase Elements 7 64 bit
  • Windows 32bit cài Cubase Elements 7 32 bit

Khắc phục thiếu sót Sidechain Input của Cubase Elements 7

Trong bài đánh giá Cubase Elements 7, tôi đã liệt kê một số thiếu sót đáng tiếc của Cubase Elements 7. Đa số các thiếu sót này, tôi đều có thể cố gắng chung sống được. Nhưng chỉ là đa số mà thôi.
Vậy thứ gì tôi không thể sống chung?
Đó chính là Sidechain Input
Sidechain là một thiết lập rất quan trọng trong mixing. Nhờ đó, người ta có thể sử dụng Dynamic của 1 nguồn tín hiệu A, tác động lên Dynamic của nguồn tín hiệu B. Thường thì Sidechain được biết đến nhiều với Compression, Gate
Tại sao lại quan trọng? Lần trước bạn DoanGuitare đã hỏi về mixing bass và kick drum sao cho không đánh nhau. Trong phần Comment tôi đã trả lời 1 trong số cách phương pháp hiệu quả đó là Sidechain Compression. Chỉ khi Kick Drums giã xuống, bass guitar sẽ tự động bị compress ở 1 mức độ nào đó do chúng ta điều chỉnh. Khi kick drums không chơi, bass guitar lại to mồm như bình thường. À há, kỳ diệu phải không?! ;)
Ứng dụng của Sidechain có lẽ phải dành 1 mini-guide để nói thì mới hết chứ không bó hẹp trong việc xử lý xung đột giữa Bass và Kick Drum.
Trong phiên bản Cubase Elements 7, bạn không có Sidechain Input. Đồng nghĩa với việc, tất cả các thiết lập External Sidechain đều không khả thi! …cho đến khi tôi phát hiện ra 1 plugin tên là SideKick5!
Sidekick5 - Bạn của nhà nông dùng Cubase Elements 7
Sidekick5 – Bạn của nhà nông dùng Cubase Elements 7
Plugin này cho phép các bạn tạo thiết lập Sidechain ảo ngay bên trong DAW một cách độc lập. Chỉ việc chèn SideKick 5 vào Insert Slot của nguồn tín hiệu A (chọn làm Key để tác động lên Dynamic của các nguồn tín hiệu khác) – VD: Kick Drum, chèn tiếp vào Insert Slot của nguồn tín hiệu B (bị tác động bởi dynamic của nguồn tín hiệu A – ở đây là KickDrum) – ví dụ: bass guitar, bạn đã thiết lập xong sidechain giữa kick drum và bass guitar!
Điều tuyệt vời là SideKick5 có tới 16 slot cho 16 nguồn âm thanh khác nhau, bạn có thể thiết lập rất nhiều sidechain connection ảo giữa các nguồn âm thanh đó. Quá đã.
Nếu không có SideKick5?
Không lo. Bạn có thể dùng phương thức Phase Invert để thay thế Sidechain lúc cần. Vì bài viết đã quá dài, tôi không tiện giới thiệu thêm ở đây.
Lời nhắn của MIX: Với những bạn mới nghịch mixing, các bạn có thể quên luôn phần này và tập trung vào những gì Cubase Elements 7 mang lại, vì như thế là quá nhiều để bơi rồi ;) Tôi xin khất 1 bài nói rõ hơn về vấn đề trên.

Bạn còn ngại ngần dùng thử Cubase Elements 7?

Ok, bạn đã biết Cubase Elements 7 thú vị như thế nào so với bản 5 trong bài review trước. Giờ bạn được sử dụng miễn phí, bạn còn ngại nữa không? ;) Tôi thì không hề. Nhất là khi cả bản Cubase Elements 7 32/64 bit đều sống chung, cơm lành canh ngọt với Cubase 5 Full 32 bit.
Với những bạn thích dùng “thuốc” để có unlimited Audio/midi track, tôi không biết các bạn có chịu được stress vì phải add từng track audio trong bao lâu do giới hạn của chương trình “thuốc” hiện tại. Tuy nhiên, nếu cần, các bạn hãy tạo sẵn một loạt template gồm rất nhiều audio track. Khi muốn tạo thêm nhiều track audio mới, hãy chọn vài track audio trống hiện tại, click chuột phải và chọn Duplicate Tracks. Như vậy các bạn đã bớt phải add thủ công từng track audio.
Chúc các bạn có những sản phẩm âm nhạc tuyệt vời với Cubase Elements 7.0.7 “miễn phí”!
theo tapchimix.com

Reverb 101: Thiết kế không gian – Thông số thời gian (P3)


Reverb 101: Thiết kế không gian – Thông số thời gian (P3)

Bất cứ công cụ gì đi nữa, bạn đều phải hiểu rõ về thứ mình dùng.
Bắt buộc phải thế. Nếu bạn muốn trở nên chuyên nghiệp hơn.
Bởi một lẽ đơn giản: Từ hiểu rõ tới dùng sao cho hiệu quả vẫn còn là một đoạn đường dài. Vậy điều gì xảy ra nếu bạn không hiểu chính thứ mình đang dùng?
Tôi không dám nghĩ tới nữa.
Trở thành 1 người dùng thông thái, có bản mix sạch, sâu với không gian hợp lý là Quyền Lợi của bạn. Kiểm soát hoàn toàn công cụ tối quan trọng này là bài tập về nhà của bạn.
Muốn có Quyền Lợi thì phải làm bài. Rõ ràng rồi.

Ôn lại bài cũ – Reverb là gì?

Chúng ta gặp Reverb (viết ngắn gọn của Reverberation) ở mọi nơi. Từ WC, phòng khách, phòng ăn tới rạp hát, hang động. Chỗ nào cũng có Reverb, không ít thì nhiều. Trừ 1 căn phòng duy nhất trên thế giới được thiết kế để triệt tiêu âm phản xạ gần như tuyệt đối. Tin tôi đi, bạn sẽ không muốn (và không dám) vào căn phòng đó đâu!
Reverb là tất cả những âm thanh phản xạ tự nhiên sinh ra khi sóng âm đập vào bề mặt phản xạ âm thanh (ví dụ: vách đá trong hang) và bị phản xạ.
Bạn có muốn nhìn thấy Reverb bằng mắt thường?
Âm thanh cũng phản xạ với các bề mặt như ánh sáng
Âm thanh cũng phản xạ với các bề mặt như ánh sáng
Dễ thôi, hãy lấy đèn pin chiếu vào một tấm gương trong phòng tối. Quan sát đường đi của ánh sáng đập vào gương, dội lại, đập tiếp vào tường hoặc sàn nhà (tùy góc bạn chiếu đèn). Chính nó đấy!

Thiết kế không gian

Reverb giúp ta có cảm giác về không gian xung quanh. Vì thế, thiết kế âm thanh Reverb có thể coi là thiết kế không gian cho bản mix hoặc nhạc cụ.
Trong thế giới kỹ thuật số, bạn có thể tái tạo lại trên máy tính bất cứ không gian nào, dù là trong tưởng tượng chỉ với chuột, bàn phím, 1 chút kiên nhẫn và 1 chút kiến thức (đáng tin cậy).
Thiết kế Không gian phải tính cả "nội dung" của không gian đó
Thiết kế Không gian phải tính cả “nội dung” của không gian đó
Giống như chiếc smartphone, một không gian bất kỳ đều có thể được dựng lên qua các thông số cụ thể.
Với smartphone, đó là: tốc độ, bộ nhớ, màu sắc, hình khối…
Với không gian, đó là: hình khối, thể tích, số đo các cạnh, vật liệu ốp trần, vật liệu lát nền, vật liệu ốp tường, loại/số lượng/cách bài trí đồ vật bên trong…
Các thông số này ảnh hưởng tới Reverb được tạo ra trong không gian đó ra sao? Rất nhiều. Âm thanh phản xạ lại dài hay ngắn, trong hay đục, sáng hay tối, dày hay mỏng, nhiều hay ít tiếng vọng, tiếng vọng nghe thấy tức thì hay không…
Bằng cách tái hiện càng sát càng tốt với những đặc tính Reverb trên, ta có thể mô phỏng lại cảm giác về không gian của người nghe. Như vậy, có phải là chúng ta đã thiết kế không gian chứ không còn là thiết kế Reverb nữa rồi phải không?

Các thông số Thời gian

Khi nguồn âm thanh bắt đầu phát, Reverb được tạo ra ngay lúc sóng âm lần đầu chạm vào bề mặt phản xạ âm thanh gần nhất. Tuy nhiên, nó không duy trì năng lượng mãi mãi mà sẽ yếu dần để rồi mất đi trong một khoảng thời gian nhất định.
Bởi vậy, khi bạn hét trong hang đá, những tiếng vọng lại sẽ nhỏ dần và biến mất hoàn toàn sau 1-2 giây. Những thông số thời gian nào giúp chúng ta hiểu về reverb trong quãng thời gian ngắn ngủi đó?
Biểu đồ cường độ tín hiệu Reverb qua thời gian
Biểu đồ cường độ tín hiệu Reverb qua thời gian

Decay (cách gọi khác Reverb Time)

Decay là cho ta biết sau bao lâu thì Reverb sẽ biến mất (thường đo bằng giây). Đây là một trong những thông số quan trọng nhất của Reverb vì nó dễ nhận biết bằng tai nhất. Bởi vậy, nếu thiết lập không cẩn thận, nó sẽ dễ làm đục bản mix.
Decay (hay Reverb Time/Reverb Tail) có tên gọi quốc tế là T60 vì ám chỉ khoảng thời gian để âm lượng của Reverb giảm đi 60dB. dB là đơn vị đo độ to nhỏ (cường độ) của âm thanh, tương tự đơn vị cm đo độ dài ngắn.
Lưu ý của MIX: Decay không cho bạn biết độ lớn của phòng bởi nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Bạn hãy để ý, khi bước vào 1 căn phòng trống, bạn nghe thấy tiếng mình vang lâu hơn so với thời điểm bày biện hết đồ đạc vào đó.
Ngoài ra, Decay chính là yếu tố giúp phân biệt rõ ràng nhất 1 thiết bị/plugin Reverb tốt và không tốt. Vì với các thiết bị/plugin Reverb không tốt, Decay càng lớn, thì Reverb tạo ra càng không tự nhiên, thậm chí nghe càng nát và gợn.
Hãy nghe ví dụ sau với nửa đầu Decay dài 0,4s, nửa sau 3,1s:
00:00
00:00

Early Reflections (âm thanh phản xạ ban đầu/phản dội đầu)

Tất cả những âm thanh phản xạ lại đầu tiên từ bức tường (hoặc bề mặt) gần với nguồn âm thanh nhất gộp lại thành Early Reflections (phản dội đầu). Bởi vậy, nó giúp bạn hình dung ra độ lớn của không gian.
Khi đứng trong một căn phòng, phản dội đầu xuất hiện gần như tức thì (tốc độ âm thanh 300m/s) và nhanh hơn so với khi ta đứng giữa một cái động lớn.
Về cơ bản, Reverberation gồm 2 giai đoạn: Early Reflections và True Reverb (Reverb thực). Những âm thanh phản xạ tạo ra Early Reflections thường chỉ đập 1 lần duy nhất vào bề mặt phản xạ rồi quay lại. Do đó, nó ít bị bóp méo và giống với âm thanh gốc hơn. Early Reflections đến tai bạn chỉ sau vài đến vài chục mili giây để rồi nhanh chóng bị thay thế bởi True Reverb (Reverb thực). Reverb thực là 1 “đống hổ lốn” các sóng âm phản xạ nhiều lần với nhiều bề mặt và “mệt mỏi” phản xạ trở lại vị trí nguồn phát. Chất âm của Reverb thường rất khác so với âm gốc do bị bóp méo, suy yếu, nhiễu trong quá trình phản xạ liên tục, đặc biệt là khi Decay dài.

Predelay (độ trễ của Reverb)

Dù có tốc độ di chuyển rất lớn (300m/s), âm thanh vẫn cần một khoảng thời gian nhỏ để chạm được vào bề mặt phản xạ gần nhất (ví dụ tường, vách đá) để tạo ra Early Reflections. Khoảng thời gian này, gọi là Predelay, tương ứng với khoảng cách từ nguồn âm thanh tới bề mặt phản xạ đó.
Vì vậy, khi mix Reverb, ta có thể sử dụng Predelay để đẩy nguồn âm thanh (ví dụ: giọng hát) thụt lùi sâu hơn về phía sau loa hoặc kéo lại gần về phía người nghe.
Mẹo của MIX:
  • Khi mix vocal hoặc nhạc cụ solo trong các bản Ballad, các bạn chỉ cần sử dụng khôn khéo Pre-Delay để đẩy chúng về sâu hơn trong bản mix mà không cần dùng nhiều Reverb, dễ làm hỏng bản mix.
  • Trừ khi bạn muốn thiết kế các không gian siêu thực, Pre-Delay nên thiết lập trong khoảng an toàn là 20ms – 200ms (ms = mili giây = 1/1000 giây)
Ví dụ dưới đây minh họa sự thay đổi của Predelay từ 10ms (nửa đầu) đến 108ms (nửa sau):
00:00
00:00

Damping/ Frequency Absorbtion – Độ hấp thụ âm thanh

Trong âm thanh, các sóng âm ở tần số cao (nghe cao hơn) có năng lượng thấp hơn các sóng âm ở tần số thấp (nghe trầm hơn).
Âm thanh có âm trầm, âm trung, âm cao. Người ta dùng tần số (Hz) để làm thang đo cao độ âm thanh (lại 1 lần nữa: tương tự như cm trong thang đo chiều dài). Các tần số thấp thể hiện âm trầm, tần số cao thể hiện âm cao.
Trong đại đa số các trường hợp, mỗi tần số khác nhau bị hấp thụ (làm yếu) ở 1 mức khác nhau. Điều này xảy ra do đặc tính của vật liệu bề mặt phản xạ âm thanh. Thường thì các tần số cao dễ bị hấp thụ hơn bởi các đồ vật đặt trong phòng. Thảm, rèm cửa, bàn ghế, chăn chiếu, quần áo… đều có khả năng hấp thụ một phần sức mạnh sóng âm.
Bởi vậy, khi bạn ở trong một căn phòng xung quanh toàn là rèm, dưới sàn là thảm, các tần số cao sẽ bị hấp thụ mạnh hơn, triệt tiêu năng lượng và biến mất nhanh hơn các tần số thấp. Vì thế, bạn có cảm giác tiếng nói của mình, không gian xung quanh bí và khô.
Với Reverb, thông số Damping (có thiết bị ghi là Absorbtion) giúp bạn điều chỉnh những tần số cao bị hấp thụ nhiều hay ít. Kết quả là Reverb tạo ra bí hay thoáng, ấm hay lạnh.
Một số thiết bị/plugin Reverb (ví dụ: ArtsAcoustic Reverb) còn cho phép bạn điều chỉnh độ hấp thụ tần số thấp và trung với tỉ lệ khác nhau. Cơ chế làm việc của nó tương tự như 1 siêu Equalizer (EQ), tác động lên các tần số khác nhau với mức độ khác nhau theo thời gian.
Trong ví dụ dưới đây, Damping được kích hoạt ở nửa sau dẫn đến các tần số cao bị hấp thụ, Reverb trở nên tối hơn:
theo tapchimix.com

Reverb 101: Thiết kế Không gian – Thông số phòng (P4)

Reverb 101: Thiết kế Không gian – Thông số phòng (P4)

Bạn đã hiểu và điều khiển được các thông số về thời gian của Reverb qua Phần 3 của loạt bài Reverb cơ bản.
Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng các thông số đó, bạn mới chỉ dừng lại ở việc làm người nghe ngờ ngợ về độ lớn của căn phòng mà thôi.
Để giúp họ hình dung ra cụ thể hơn về nội dung và tính chất không gian căn phòng, bạn phải tìm hiểu thêm một loạt thông số cơ bản khác… khó hiểu hơn, trừu tượng hơn.

Các thông số Không gian phòng

Các thông số không gian phòng liên quan tới hình dáng (ở 1 số thiết bị Reverb), kích cỡ, đồ vật bên trong căn phòng. Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng tới Decay mà còn ảnh hưởng tới tất cả các âm thanh phản xạ trong phòng từ khi reverb bắt đầu đến khi kết thúc.
Vật chất bên trong phòng tác động mạnh tới Reverb
Vật chất bên trong phòng tác động mạnh tới Reverb
Khi bạn kiểm tra âm thanh (soundcheck) cho 1 Liveshow tại hội trường lớn, tiếng guitar nghe nhày nhụa, không rõ ràng vì một đống âm thanh phản xạ từ các bức tường, sàn. Nhưng đến tối, khán giả bu kín. Bạn sẽ thấy tiếng guitar khô và rõ ràng hơn rất nhiều.
Cùng 1 căn phòng, sự có mặt của khán giả có 2 tác dụng:
  1. Hấp thụ các tần số âm thanh (tương tự Damping) dẫn đến Decay giảm
  2. Làm yếu phản dội đầu từ sàn
Bằng cách tinh chỉnh các thông số không gian phòng, bạn sẽ tạo được ra không gian với các tính chất âm học như ý muốn.

Room Size/Type – Cỡ/Loại phòng

Cỡ/loại phòng thường ảnh hưởng tới độ lớn của Reverb.
Tuy nhiên, nó không liên quan tới Decay (độ dài của Reverb) như nhiều người vẫn lầm tưởng! 1 hội trường cỡ vừa và 1 siêu thị mini có diện tích, thể tích như nhau nhưng Decay có thể khác nhau hoàn toàn.
Reverb - Thông số RoomSize có ảnh hưởng cực lớn lên chất âm Reverb
Reverb – Thông số RoomSize có ảnh hưởng cực lớn lên chất âm Reverb
Thực tế, cảm giác về độ lớn của căn phòng phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc của Early Reflections.
Về mặt thời gian và cường độ, nếu Early Reflections xuất hiện sớm và yếu, chúng ta có cảm giác căn phòng nhỏ. Nếu nó xuất hiện chậm hơn và mạnh hơn, chúng ta có cảm giác căn phòng lớn.
Về mặt chất âm, 1 cái tủ quần áo cho Early Reflections nghe bí và chắc; trong khi một cái rạp xiếc cho Early Reflection nghe mở và rộng, thoáng hơn.
Thêm nữa, sự khuếch tán của Reverb cũng phụ thuộc vào cỡ phòng. Phòng càng nhỏ, Reverb tạo ra càng nhanh (đọc các phần trên để hiểu nguyên lý).
Việc thay đổi thông số Room Size/Type có ảnh hưởng cùng 1 lúc tới thời gian, cường độ, chất âm (hoặc âm sắc) của Early Reflections và tốc độ khuếch tán Reverb. Tuy nhiên, chỉ có các thiết bị Reverb cao cấp mới đảm bảo được cả 4 yếu tố này.
Hãy nghe ví dụ sau với nửa đầu Room Size 25m, nửa sau 60m; tất cả các thông số khác giữ nguyên.
00:00
00:00

Diffusion – Độ tán xạ âm thanh

Trăm nghe không bằng một thấy. Bạn hãy xem hình minh họa trước khi đọc tiếp:
Diffusion phụ thuộc vào hình dạng và vật liệu phản xạ
Diffusion phụ thuộc vào hình dạng và vật liệu phản xạ
Bạn nhìn thấy gì? Sóng âm khi va vào bề mặt nhẵn phản xạ lại khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, nếu bề mặt thô ráp, gồ ghề, nó bị phân rã (tán xạ) thành rất nhiều các sóng âm phản xạ khác và suy yếu. Đó chính là sự tán xạ. Hiện tượng này tương tự như hiện tượng tán xạ ánh sáng chúng ta học trong môn Vật Lý.
Không chỉ có bề mặt phản xạ mà chất liệu của bề mặt phản xạ cũng ảnh hưởng tới sự tán xạ âm thanh. Bề mặt vật liệu phản xạ âm thanh càng cứng, càng rộng, âm phản xạ càng cứng và giống với âm thanh gốc. Ngược lại, bề mặt vật liệu phản xạ âm thanh càng mềm, càng gồ ghề thì càng có nhiều góc cạnh, vì thế, nó càng phân rã và càng làm suy yếu âm thanh gốc hơn; kết quả là Reverb tạo ra ít giống âm thanh gốc hơn.
Trong 1 căn phòng, càng nhiều đồ vật thì sự tán xạ càng phức tạp và bạn càng khó nghe thấy các âm thanh phản xạ đơn lẻ hơn.
Thông số Diffusion giúp bạn điều khiển mức độ tán xạ của âm thanh. Diffusion thấp, Early Reflections nghe rõ hơn. Diffusion cao, hầu như không nghe thấy Early Reflections do nó nhòe đi vào tổng thể Reverb.
Mẹo của MIX: Muốn không gian hiện ra rõ ràng hơn, giảm Diffusion!
Nghe ví dụ sau với nửa đầu Diffusion 14%, nửa sau 87% (Room Mode: Plate). Tôi sử dụng Plate vì ở chế độ Plate, Early Reflections nhiều hơn, phù hợp với mục đích minh họa.
00:00
00:00

Density – Mật độ

Nói 1 cách “hàn lâm”, thông số Density cho bạn biết có bao nhiêu âm thanh phản xạ tạo ra trong 1 giây.
Nói một cách bình dân, bạn có thể điều chỉnh Density để Reverb “đậm đặc” hay “loãng” tùy ý.
Mật độ cực thấp, thấp và cao của các đợt phản xạ âm thanh
Mật độ cực thấp, thấp và cao của các đợt phản xạ âm thanh
Mật độ âm thanh phản xạ (reflection) càng dày, thì sau khi gặp các bề mặt phản xạ, chúng càng dội lại nhiều hơn. Tất cả hòa trộn với nhau khiến Reverb nghe dày hơn, mạnh hơn. Còn với mật độ thấp, Reverb lại mỏng hơn, nhẹ nhàng hơn.
Chúng ta cần hiểu rõ thông số này để thiết kế những không gian cho ra Reverb còn “tốt” hơn cả không gian tự nhiên! Khái niệm “tốt” ở đây chính là sự phù hợp. Đối với một bản mix phức tạp với nhiều nguồn âm thanh khác nhau, mật độ Reverb cao sẽ át các âm thanh khác, làm thay đổi chất âm nhạc cụ và khiến nhạc cụ đó bị bật ra khỏi không gian chung.
Bạn có nhìn thấy quy luật đơn giản?
Bản MIX phức tạp, hạ Density. Bản MIX ít nguồn âm thanh, bạn được phép đẩy cao Density (hết sức cẩn trọng) để làm dày Reverb. Tuy nhiên, quy luật chỉ là quy luật, phá thoải mái nếu thích.

Phân biệt DensityDiffusion như thế nào?

Diffusion tác động đến quá trình hình thành Early Reflections. Density ảnh hưởng đến toàn bộ Reverb thực (True Reverb hay diffuse reverberation).
Diffusion thay đổi theo thời gian. Nếu Diffusion thấp, bạn có thể phân biệt được vài phản dội (reflections) âm thanh lúc đầu (Early Reflections), nhưng sau đó bạn sẽ chỉ còn nghe thấy khối âm thanh Reverb đồng nhất mà thôi.
Nếu Density thấp, bạn sẽ phân biệt được các âm thanh phản xạ đơn lẻ trong suốt quá trình Reverb diễn ra.
Hãy nghe ví dụ sau với nửa đầu Density bằng 0, nửa sau Density 79. Nhớ để ý Snare Drum.
00:00
00:00

Echo – Vọng

Bạn có nhớ ví dụ hét trong hang đá? Sau khi hét to “A!” bạn nghe thấy những tiếng A nhỏ hơn dội lại. Ban đầu có 1 tiếng A, về sau có thêm 1 hoặc 2 tiếng A nữa và bé dần. Những tiếng vọng này cũng chính là Echo.
Không chỉ ở hang đá hay vách núi, Echo vẫn có thể thấy trong các căn phòng thông thường có 2 tường đối diện song song. Âm thanh phản xạ từ tường này sang tường kia như 1 quả bóng bàn và ngược lại. Nếu mặt sàn cứng và ít đồ vật bên trong, bạn có thể nghe rõ Echo khi vỗ tay giữa 2 bức tường. Thời gian Echo rất ngắn, lặp lại nhiều. Người ta gọi đó là Flutter Echo.
Nghe ví dụ sau:
00:00
00:00

Bạn có thể thấy âm thanh của Flutter Echo nghe hơi giống Spring Reverb, lặp đi lặp lại nhiều, nhanh. Nếu thời gian Echo dưới 200 mili giây, bạn sẽ tái tạo được Flutter Echo.
Tiếng Echo dài hơn hơn được tạo ra bởi các sóng âm phản xạ tăng cường quay trở về vị trí nguồn phát sau khi đã va đập vào nhiều bề mặt phản xạ khác. Nếu bạn từng chơi trò PinBall, sóng âm sẽ là hòn bi. Khi bạn dùng 2 chiếc cần nhỏ (đóng vai trò là nguồn âm) ở dưới đẩy hòn bi lên. Hòn bi đập vào các vật cản (bề mặt phản âm) để rồi rơi về chỗ 2 chiếc cần cũ chứ không ngay 1 phát quay về luôn.
Ở các không gian lớn và mở hơn, như trước 1 ngọn núi đá, hiệu ứng Echo cũng có thể xuất hiện khi Early Reflections (phản dội đầu) nối tiếp nhau thành từng đợt giúp bạn có thể phân biệt từng tiếng vọng riêng  rẽ.
Vậy hiển nhiên, Echo cũng có thể tạo ra cảm giác về độ lớn của không gian và làm Reverb trở nên sống động hơn. Tuy nhiên, khi set Echo Size lớn, bạn cần kéo dài Decay tương ứng để nghe được hiệu ứng.
Hãy nghe ví dụ dưới đây với nửa đầu Echo 12%, nửa sau 73%.
00:00
00:00

Các thông số khác

Modulation

Reverb tạo ra trong môi trường có không khí. Vì vậy, sự biến đổi tính chất của không khí liên quan tới áp suất, độ ẩm, nhiệt độ có thể làm thay đổi nhẹ tần số của Reverb tự nhiên. Hiện tượng này góp phần nhuộm màu chất âm của Reverb, khiến nó càng khác xa so với âm thanh gốc.
Nhiệt độ ảnh hưởng tới áp suất không khí, dẫn tới Reverb thay đổi chất âm
Nhiệt độ ảnh hưởng tới áp suất không khí, dẫn tới Reverb thay đổi chất âm
Bằng cách sử dụng Modulation, bạn có thể điều chỉnh độ biến đổi tần số (hoặc cao độ) Reverb qua các thông số phụ như biên độ dao động cao độ, tốc độ biến đổi.
Kết quả, chúng ta có âm thanh Reverb mềm hơn, đồng nhất hơn, chiều tai hơn. Hơn nữa, chính điều này làm gia tăng sự khác biệt trong chất âm của Reverb so với âm thanh nguồn ban đầu. Vì vậy, phần đuôi Reverb có thể dễ dàng nghe thấy hơn, nổi hơn mà không cần tăng âm lượng Reverb.
Khi sử dụng 1 chút ít (thường là dưới 10%), Modulation tác động vào âm thanh Reverb 1 cách tự nhiên. Cao hơn 10%, nó chuyển đổi vai trò thành 1 loại hiệu ứng âm thanh thú vị có khả năng ứng dụng trong nhiều trường hợp (đặc biệt là khi thiết kế các không gian hư ảo trong Sound Design).
Lưu ý của MIX: Hết sức thận trọng đối với các nhạc cụ mộc như Violin, Guitar, Piano vì Modulation trên Reverb có thể khiến nhạc cụ nghe như bị sai dây! Với các bản thu âm cần tôn trọng tối đa tính tự nhiên (ví dụ: nhạc cổ điển) của Reverb, 0-10% Modulation là khoảng giá trị bạn nên sử dụng.
Trong ví dụ dưới đây, nửa đầu không có Modulation, nửa sau Modulation 10%.
00:00
00:00

Equalizer (EQ)

Đây là công cụ tôi không bao giờ bỏ quên khi sử dụng Reverb để loại bỏ những tần số có thể gây đục bản mix, làm thay đổi chất âm của âm thanh gốc 1 cách tiêu cực.
Full EQ trong Reverb cao cấp WizooVerbW2
Full EQ trong Reverb cao cấp WizooVerbW2
Đa số các thiết bị Reverb chỉ cung cấp chức năng EQ cơ bản để lọc bỏ đi âm trầm (LowCut Filter) và âm cao (HiCut Filter). Các thiết bị/plugin Reverb cao cấp sẽ “tặng” không cho bạn 1 EQ đầy đủ chức năng như Waves IR1, WizooVerbW2 …
Với đoạn Drums này, khi chèn Reverb lên toàn bộ Drums Kit, âm trầm do Reverb tạo ra làm mờ Kick Drum. Tôi dùng LowCut Filter để loại bỏ các tần số thấp dưới 256 Hz trong Reverb. Hãy để ý sự thay đổi trong Kick Drum: Chắc hơn, có cảm giác Kick Drum ở gần chúng ta hơn so với toàn bộ Drums Kit. Dù vậy, Drums Kit vẫn có không gian riêng.
00:00
00:00

Bạn đã thấy tự tin hơn khi sử dụng Reverb chưa?

Hẳn là rồi chứ nhỉ? Hiểu rõ thứ mình đang dùng sẽ giúp bạn điều khiển, kiểm soát nó như ý muốn mà không phải phụ thuộc hoàn toàn vào Preset – vốn không bao giờ phù hợp 100% với bản mix của bạn dù có hay đến mấy!
Kết thúc 4 phần trong Series Reverb cơ bản, nếu bạn chỉ muốn nhớ 1 điều duy nhất. Thì đây là lời khuyên của MIX:
Hãy nhớ vai trò cốt lõi nhất của Reverb trong Mixing là kết nối các nguồn âm thanh (nhạc cụ, giọng hát…) và đặt chúng trong một không gian thống nhất! Đó sẽ là kim chỉ nam cho chúng ta trong quá trình mix nhạc.
Không giống như Compression, Reverb là hiệu ứng âm thanh rất dễ nhận biết và được áp dụng với 90% nhạc cụ trong bản mix. Bởi vậy, nó càng nguy hiểm nếu dùng sai. Các bạn có lời khuyên nào dành cho những người mới vào về cách sử dụng, tinh chỉnh thông số Reverb không?

theo tapchimix.com

Reverb 101: Chất keo kết dính âm thanh (P1)


Reverb 101: Chất keo kết dính âm thanh (P1)

Một loại hiệu ứng âm thanh được sử dụng nhiều nhất, đồng thời cũng đóng vai trò then chốt trong việc… hủy hoại các bản mix amateur và tôn vinh các bản mix chuyên nghiệp. Vâng, tôi đang nói đến Reverb.
Trong phòng thu, Reverb là một hiệu ứng vô cùng quan trọng. Nó quan trọng tới mức nếu đưa cho 2 kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp cùng một project mà chỉ cho họ thay đổi Reverb, kết quả nhận được sẽ là 2 bản mix với cảm giác hoàn toàn khác nhau.
Trong cuộc sống thực, Reverb ở mọi nơi. Trong nhà tắm, trên giường ngủ, trong rạp hát, ở công sở…
Vậy Reverb là gì và vai trò THỰC SỰ của nó ra sao? Hiểu rõ về Reverb sẽ giúp bạn nhận thức được đúng vai trò của hiệu ứng âm thanh (đồng thời là con dao 2 lưỡi) số 1 này và cứu lại những bản mix đục ngầu mà bạn không thể nào giải quyết sau hàng giờ căn chỉnh.

Reverb là gì?

Hãy hình dung, khi bạn đứng trong một chiếc hang đá, và hét thật to: AAA.
Thứ bạn nghe thấy là gì? Tất nhiên là âm thanh… AAA do chính bạn hét kèm theo đó là vô số các chữ A… A… A… (nhỏ hơn, mờ hơn) khác tạo ra do sóng âm phản xạ tự nhiên từ các vách đá.
Reverb trong hang đá nghe rất lạnh lẽo
Reverb trong hang đá nghe rất lạnh lẽo
Hàng nghìn âm thanh phản xạ lại một cách tự nhiên từ các bề mặt (ở hang đá thì dĩ nhiên là… đá rồi) đó hòa trộn vào nhau, kết hợp với nhau tạo thành Reverb giúp bạn có cảm giác về không gian (to nhỏ, xa gần, độ bao trùm…) và cảm giác về cảm xúc (lạnh, ấm, gần gũi, kỳ ảo, chân thực…).
Hãy nghe ví dụ sau với nửa đầu không có Reverb, nửa sau có Reverb:
00:00
00:00

Nếu ở trong phòng khách, những âm thanh phản xạ đó sẽ nhỏ hơn và ngắn hơn khiến bạn không nghe rõ hẳn như ở trong hang. Điều đó tạo cho bạn cảm giác là bạn nói trong phòng khách chứ không phải là một không gian hoành tráng khác.
Chính sự khác biệt về bề mặt và vật liệu phản xạ âm thanh, khoảng cách từ nguồn âm thanh (ở đây là miệng bạn) tới bề mặt vật liệu phản xạ âm thanh (tường, vách đá, sàn nhà…) và độ lớn của không gian đã giúp bạn có cảm giác rõ ràng về không gian mình đang đứng hơn như tôi đã minh họa ở trên.
Bạn có biết? Dơi định vị đường đi dựa trên Reverb đấy! ;)
Sóng âm phản xạ lên trần nhà và yếu đi
Sóng âm phản xạ lên trần nhà và yếu đi
Vì sao vậy? Vì sóng âm bạn phát ra từ miệng di chuyển qua không khí mất một khoảng thời gian nhất định để chạm tới bề mặt phản xạ âm thanh (vách đá, tường, trần nhà…). Khoảng cách này càng lớn thì thời gian để bạn nghe thấy sóng âm dội lại càng dài khiến bạn có cảm giác không gian càng lớn.
Tùy vào bề mặt vật liệu, sóng âm bị hấp thụ/biến đổi theo các cách khác nhau, bị làm yếu rồi mới phản xạ lại. Điều đó giúp bạn có cảm giác cảm xúc (không gian lạnh hay ấm, bí bách hay thoáng đãng, thực hay hư…) do sóng âm đã bị hấp thụ và biến đổi chất âm trên đường quay trở lại tai bạn.
Thế nên, dù ở trong 2 căn phòng có thể tích, kích thước, chất liệu tường, sàn, trần giống hệt nhau nhưng đồ vật bên trong khác nhau, bạn sẽ có cảm giác về không gian khác nhau.
Tất nhiên, tai của bạn cũng phải qua tôi luyện trước rồi thì mới nhận ra được sự khác biệt đó một cách có chủ đích.

Vai trò Cốt Lõi của Reverb trong bản MIX?

Nếu hỏi những “kỹ sư âm thanh” mới vào nghề hoặc không hiểu bản chất của vấn đề. Bạn rất dễ nhận được những câu trả lời nguy hiểm như sau:
- Để vocal/nhạc cụ nghe bớt khô
- Để bản mix nghe rộng hơn
Chậc, chúng tôi quyết lập nên Tạp chí MIX một phần cũng là vì những lời tư vấn ngô nghê  kiểu như thế này đây!
Vậy tại sao người ta phải dùng Reverb?
Vì mỗi nhạc cụ được thu âm trong một không gian khác nhau và với các kỹ thuật miking (đặt mic thu âm) khác nhau. Với các nhạc cụ điện tử như Synthesizer, tất nhiên, nó không chứa bất cứ đặc tính âm học nào về không gian. Nhưng ngay cả với các nhạc cụ thu âm bằng microphone, cảm giác về không gian cũng hầu như không thể nhận biết (trừ khi có chủ đích như Room Mic trong thu âm Drums) do microphone được đặt rất gần nguồn phát âm và đặt trong môi trường đã triệt tiêu tối đa sóng âm phản xạ.
Trong ví dụ dưới, toàn bộ bản mix không có chút Reverb nào:
00:00
00:00

Đặt miccrophone sát nguồn âm để loại bỏ sóng âm phản xạ
Đặt miccrophone sát nguồn âm để loại bỏ sóng âm phản xạ
Bởi vậy, nếu đặt tất cả những âm thanh thu được vào một bản mix, thứ ta nghe thấy sẽ là một hỗn hợp âm thanh rời rạc, tách biệt và như thể không phải nằm cùng trong 1 bản mix!
Sau khi thu âm, các nhạc sĩ này liệu có còn chơi chung trong 1 khán phòng?
Sau khi thu âm, các nhạc sĩ này liệu có còn chơi chung trong 1 khán phòng?
Vai trò cốt lõi nhất của Reverb là gắn kết các nguồn âm thanh khác nhau và đưa chúng vào cùng một không gian chung. Khi sử dụng Reverb trong bản mix, hãy luôn luôn nhớ tới vai trò cốt lõi này để tránh đi ngược lại với mục đích của Reverb (ví dụ: vocal nghe như hát trong động còn snare drum thì như đánh trong hộp).
Ví dụ dưới đây đã được bổ sung Reverb:
00:00
00:00

Còn nữa…

Bạn đã biết Reverb là gì.
Bạn đã hiểu vai trò cốt lõi nhất của Reverb trong bản mix.
Chắc hẳn bạn đang rất nóng lòng dí ngay 1 con Reverb vào project để bắt đầu “gắn kết” không gian cho các nhạc cụ như tôi trình bày ở trên! Tốt thôi, nhưng từ từ đã!
Chúng ta cần hiểu hết các chế độ làm việc và thông số cơ bản của Reverb để thực sự làm chủ nó trước qua Phần 2Phần 3 của bài viết.
Chúng tôi hiểu, Reverb là một khái niệm đầy tính “hàn lâm” mặc dù nó chỉ là hiện tượng vật lý tự nhiên rất gần gũi trong cuộc sống. Nếu bạn vẫn chưa rõ ở chi tiết nào hoặc có cách giải thích khác tốt hơn cho những người mới, hãy bình luận ở phía dưới nhé!
theo tapchimix.com

Reverb 101: Room Mode – Dạng không gian và cảm xúc người nghe (P2)

Reverb 101: Room Mode – Dạng không gian và cảm xúc người nghe (P2)

Qua phần 1 của loạt bài cơ bản về Reverb, chúng ta đã biết vai trò cốt lõi nhất của Reverb trong mixing là gắn kết các nhạc cụ, đưa chúng vào một không gian thống nhất.
Câu hỏi mới đặt ra: “Làm sao để chọn không gian phù hợp với bản nhạc (hoặc âm thanh)”?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta không phải chỉ cần biết mỗi các thông tin về kỹ thuật xoay quanh Reverb mà phải có tầm nhìn sáng tạo rõ ràng: Chúng ta muốn mang lại cho người nghe cảm giác gì? Muốn họ hình dung ra không gian nào?
Gần, xa, hẹp, rộng, tự nhiên, hư ảo…
Không gian tác động lên cảm giác, cảm xúc của người nghe. Hiểu được các chế độ làm việc của Reverb, bạn sẽ ra quyết định sáng suốt hơn để chọn lựa không gian phù hợp của bản nhạc (hoặc một âm thanh cụ thể) nhằm tác động một cách có chủ đích vào cảm xúc của họ.

Các chế độ Reverb (Room Mode)

Khi mở bất kỳ một plugin Reverb nào và duyệt qua phần Presets, bạn sẽ thấy các chế độ làm việc phổ biến của Reverb như Room, Hall, Chamber, Plate, Spring hoặc Impulse Response (gọi tắt là IR). Trong đó, 2 chế độ cuối là Spring và Impulse Response ít thấy hơn.
ArtsAcoustic Reverb - Room Modes
ArtsAcoustic Reverb – Room Modes
Tại sao họ lại phân ra như vậy? Vì mỗi không gian có một đặc tính âm học khác nhau. Cảm giác khi chơi guitar thùng  trong phòng ngủ và khi mang chính cây đàn đó chơi tại trung tâm rạp hát hoàn toàn không “liên quan”.
Các loại không gian với các đặc tính âm học riêng biệt được chia thành từng nhóm gọi là Room Mode. 1 Room Mode tương ứng với một dạng không gian đặc trưng mà bạn đặt bản mix của mình vào.
Bạn muốn bản mix nghe như được chơi trong rạp hát? Hãy chọn Hall.
Bạn muốn bản mix nghe như được chơi trong phòng khách hoặc Studio? Hãy chọn Room.
Dễ hiểu phải không?
Lưu ý của MIX: Có một số plugin Reverb miễn phí (Ví dụ: Freeverb 2) không cho phép bạn chọn các preset chế độ làm việc như trên mà chỉ thuần là các tham số “khó hiểu”. Yên tâm, bạn sẽ thấy chúng dễ hiểu ngay sau khi đọc bài viết này.
Tôi sẽ sử dụng một đoạn Drums với hiệu ứng Reverb qua từng Room Mode một để làm ví dụ minh họa.
Hãy nghe đoạn Drums khi chưa có Reverb (thường gọi là Dry Sound – gọi tắt là Dry):
00:00
00:00

Trên thực tế, khi mix nhạc, chúng ta sẽ không chèn Reverb vào toàn bộ Drums Kit như các ví dụ dưới đây mà chỉ chèn vào một hoặc một vài yếu tố như (Snare, Toms, Overhead…). Tuy nhiên, để giúp các bạn hình dung rõ hơn, tôi chèn thẳng Reverb vào toàn bộ Drums Kit và để âm lượng của Reverb tương đối to.
Các file Audio minh họa tiếp theo sẽ chia ra 2 phần: nửa đầu là âm thanh khi chưa có Reverb và nửa sau có Reverb.

Rooms Reverb – Căn phòng thông thường

Cái tên nói lên tất cả. Chế độ Room tái hiện lại không gian của các căn phòng nhỏ với trần nhà tương đối thấp. Không gian này có thể là phòng khách, phòng ngủ, phòng thu âm hay thậm chí… phòng tắm.
Room Reverb - Hát trong phòng tắm nghe sướng hơn phòng khách nhiều, phải không?
Room Reverb – Hát trong phòng tắm nghe sướng hơn phòng khách nhiều, phải không?
Âm thanh của các không gian đó không được rộng lớn như khán phòng nhà hát. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thêm một chút không gian và độ sâu cho nhạc cụ, Room là thứ bạn nên nghĩ tới đầu tiên.
Chế độ này đặc biệt phù hợp với các bản nhạc độc tấu cổ điển hoặc thứ âm nhạc ít mộc mạc, gần gũi. Ví dụ: album Water Fall của Sara K.
Trong ví dụ dưới đây, tôi sử dụng âm thanh của 1 căn phòng cỡ vừa với Reverb Time khoảng 0,5s.
00:00
00:00

Halls Reverb – Khán phòng/Hội trường

Đây là chế độ Reverb cho không gian rộng lớn nhất và đồng thời cũng bị lạm dụng (một cách thiếu hiểu biết) nhiều nhất bởi những người mới học mix nhạc.
Hall Reverb - Nhìn đã thấy lớn và ấm rồi!
Hall Reverb – Nhìn đã thấy lớn và ấm rồi!
Xin hãy nhớ, chế độ Hall giúp nhạc cụ nghe như được chơi ở một không gian lớn chứ không đồng nghĩa với việc làm nhạc cụ nghe “bao la”, “lớn” hơn.
So với Room, Hall tái tạo lại nhiều âm thanh phản xạ hơn do đó làm âm thanh tổng thể nghe có vẻ sâu hơn, ngọt ngào hơn. Nếu dùng không cẩn thận, đây chính là chế độ “thủ tiêu” bản mix của bạn nhanh nhất!
Trong ví dụ dưới đây, tôi sử dụng âm thanh của 1 hội trường cỡ vừa với Reverb Time khoảng 2,0s
00:00
00:00

Lời khuyên của MIX: Hãy thận trọng với các preset thuộc chế độ Hall. Có nhiều cách để khiến giọng hát nghe sâu hơn, dày hơn mà không cần tới hàng đống Reverb đục ngầu. Suốt mấy năm trời, tôi chỉ sử dụng chế độ Hall (Reverb Time luôn được tôi cắt đi kha khá so với preset) cho duy nhất 1 album: Original Soundtrack của Game 7554.

Chamber Reverb

Đây là loại Reverb thực được phát minh đầu tiên vào năm 1947 bởi Bill Putnam (người sáng lập Universal Audio) và sử dụng trong album “Peg o’ My Heart” của The Harmonicats.
Đặt một chiếc loa để phát nguồn âm thanh vào một căn phòng với các tấm phản âm. Đặt tiếp 1 microphone trong cùng căn phòng để thu lại âm thanh phản xạ kèm theo âm thanh gốc. Thế là bạn đã có Reverb Chamber.
Chamber Reverb - Thiết bị Reverb đầu tiên trên thế giới
Chamber Reverb – Thiết bị Reverb đầu tiên trên thế giới
Phát minh nghe có vẻ thô sơ này lại tỏ ra cực kỳ hữu dụng vì nó có thể giúp bạn tái tạo một không gian lớn nhưng lại ít có âm thanh phản xạ ban đầu (có người gọi là Phản dội đầu)!
Điều này nghĩa là sao? Chế độ Chamber vừa giúp nhạc cụ nghe sâu hơn, như ở trong một không gian rộng lớn mà lại ít âm phản xạ ban đầu vốn dễ làm đục và “nhuộm màu” bản mix hơn. Quá tuyệt!
Trong ví dụ dưới đây, tôi sử dụng Chamber Reverb cỡ vừa với Reverb Time khoảng 1,7s. Bạn có thể thấy không gian được tạo ra bởi Chamber hơi giống chế độ Room nhưng lại không có âm phản xạ ngắn phía sau tiếng nhạc cụ (để ý tiếng Snare).
00:00
00:00

Plate Reverb

Năm 1957, Elektro-Mess-Technik (EMT) – một công ty của Đức – đã phát minh ra EMT 140 – thiết bị cho âm thanh Plate Reverb đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, chúng ta có thể sử dụng bản giả lập chất lượng cao của thiết bị này bằng plugin EMT 140 của hãng Universal Audio chạy trên card hiệu ứng UAD mà không cần tốn vài nghìn USD để mua thiết bị phần cứng gốc.
Plate Reverb - Sự lai tạo giữa cơ khí và âm nhạc cho ra thứ Reverb tuyệt vời!
Plate Reverb – Sự lai tạo giữa cơ khí và âm nhạc cho ra thứ Reverb tuyệt vời!
Đây là loại Reverb cơ khí (mechanical reverb) được tạo ra không nhằm mục đích tái hiện lại bất cứ một không gian cụ thể nào. Nói một cách đơn giản, Plate Reverb được tạo ra bởi các tấm kim loại lớn tích điện rung động theo âm thanh/âm nhạc phát từ 1 máy biến năng (transducer có bản chất là loa) cài thẳng vào tâm của chúng. Một hoặc nhiều Pickup được gắn lên đó (thường là vào mép) sẽ thu lại rung động tạo ra từ các tấm kim loại này.
Kết quả chúng ta thu được gì? Một thứ âm thanh dày, ấm giống Reverb trong một căn phòng tự nhiên nhưng lại có chất âm rất độc đáo. Điều này có được là nhờ kim loại rung động rất nhanh, bởi vậy, Plate Reverb tạo ra rất nhiều Early Reflection (âm thanh phản xạ ban đầu) và dày hơn so với các loại Reverb tự nhiên.
Mẹo của MIX: Chính vì đặc tính âm học tuyệt vời đó, Plate Reverb nên dùng với Drums (đặc biệt là Snare) và Guitar vì làm dày âm thanh, tạo ra độ sâu nhưng lại không bị đục bản mix do không cần Reverb Time dài như Halls Reverb.
Hãy xem ví dụ minh họa với Plate Reverb cỡ vừa với Reverb Time khoảng 0,4s.
00:00
00:00

Spring Reverb

Được phát minh vào những năm 50 và thịnh hành vào những năm 60, cơ chế hoạt động của Spring Reverb tương tự Plate Reverb nhưng thay các tấm kim loại tích điện bằng… lò xo. Lý do rất đơn giản: Lò xo chiếm ít không gian hơn các tấm kim loại!
Spring Reverb - Đơn giản, gọn nhẹ, hiệu quả về chi phí
Spring Reverb – Đơn giản, gọn nhẹ, hiệu quả về chi phí
Vì thế, Spring Reverb rất phổ biến trong các âm ly guitar. Các âm ly guitar của Fender và các organ Hammond thời kỳ đầu đều tích hợp sẵn Spring Reverb. Thậm chí, Spring Reverb vẫn có thể tìm thấy rất nhiều trong các âm ly guitar cấp trung trở xuống ngày nay.
Spring Reverb cho âm thanh đặc trưng nghe ong ong, có chất kim khí như khi nhún và thả tay nhanh khỏi 1 chiếc lò xo.
Dù gắn nhiều với guitar như vậy, nhưng các bạn đừng ngại ứng dụng trong bản mix kèm theo các loại Reverb khác.
Mẹo của MIX: Để giả lập Reverb trong một đường hầm dài và hẹp, Spring Reverb là lựa chọn rất thú vị. Không tin, các bạn có thể kiếm một đường hầm như vậy (thậm chí đường hầm cho người đi bộ ở Hà Nội lúc vắng người, yên tĩnh) và búng tay “toách” 1 phát xem sao.
Ví dụ dưới đây sử dụng Spring Reverb với Reverb Time khoảng 1,3s.
00:00
00:00

Impulse Response (thường viết tắt là IR)

Bê nguyên một không gian, căn phòng thực tế, thậm chí là tính chất âm thanh của một thiết bị nào đó vào bản mix của bạn. Đó là lời mô tả đơn giản nhất về Impulse Response.
Với Impulse Response, bạn có thể "bê" nguyên rạp hát Opera Sydney vào bản mix
Với Impulse Response, bạn có thể “bê” nguyên rạp hát Opera Sydney vào bản mix
Với Impulse Response ứng dụng trong Reverb, bạn có thể tái hiện một cách vô cùng trung thực một không gian cụ thể nào đó từ không gian gian trong… mồm của bạn, phòng tắm nhà bạn tới các khán phòng hòa nhạc nổi tiếng nhất thế giới như Sydney Opera House chỉ sau 1 cú click.
Thậm chí, chất âm của một thiết bị Equalizer vài nghìn USD cũng được tái hiện chính xác trên máy tính của bạn bằng Impulse Response.
Để giải thích cặn kẽ về Impulse Response, tôi cần một bài viết dài hơn. Trong phạm vi giới thiệu về Reverb, các bạn chỉ cần hiểu như trên là được.
Để sử dụng Impulse Response làm Reverb (thường lưu dưới dạng file .IR hoặc .WAV), bạn cần một Reverb hỗ trợ Impulse Response (thường gọi là Convolution Reverb). Logic Space Designer, Freeverb3 (miễn phí), Waves IR1…
Nhược điểm lớn nhất của việc sử dụng Impule Response là ngốn CPU. Vì vậy, nếu cấu hình máy không đủ mạnh, bạn sẽ khó lòng chạy cùng một lúc nhiều plugin Reverb sử dụng Impulse Response.
Trong ví dụ dưới đây, tôi chạy đoạn Drums qua Waves IR1 với preset Hall Impulse Response, Reverb Time là 1,85s. Bạn có thể thấy âm thanh nghe rất ấm và tự nhiên.
00:00
00:00

Hết chưa?

Chưa.
Bạn hiểu được các chế độ làm việc của Reverb và đặc tính âm học của các không gian tương ứng. Thế nhưng, để làm cho không gian đó thực sự phù hợp với bản nhạc, bạn cần “can thiệp”, chỉnh sửa và tút lại nó nhiều.
Hẹn các bạn ở phần 3 – Thiết kế Không gian. Yên tâm, dù có nặng kỹ thuật đến mấy, MIX cũng sẽ luôn giữ giọng văn gần gũi, dễ hiểu. ;)

Series Reverb 101:

theo tapchimix.com

Cách sử dụng Reverb cơ bản và “an toàn” cho người mới tập mix

Cách sử dụng Reverb cơ bản và “an toàn” cho người mới tập mix

Kết nối các nguồn âm thanh rời rạc, đặt chúng vào một không gian chung.
Thổi sức sống cho ca sĩ, nhạc cụ trong một bản thu.
Sức mạnh của Reverb lớn là thế. Ấy vậy mà rất nhiều bạn mặc sức hủy hoại bản mix của mình bằng việc sử dụng bừa bãi.
Đến lúc quay trở về với những thứ cơ bản nhất rồi nhỉ?
Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử đụng reverb cơ bản theo cách thông thường nhất, an toàn nhất và có thể áp dụng cho nhiều bối cảnh sử dụng khác nhau. Tất nhiên, mỗi bối cảnh mỗi khác, việc “căn ke” sao cho phù hợp đòi hỏi kinh nghiệm tích lũy từ hàng chục thậm chí hàng trăm bản mix.
Thôi, “hù dọa” nhau thế đủ rồi. Hãy đọc và thực hành những lời khuyên dưới đây cho tốt, bạn sẽ luôn ở trong “vùng an toàn”. Tất nhiên, tôi không cấm bạn sáng tạo.

Thiết lập Reverb – Send hay Insert?

Tôi có thể khẳng định, ít nhất 80% các trường hợp sử dụng reverb đều được thiết lập là Effect Send thay vì Insert. Nếu bạn chưa biết về Send và Insert, tôi xin giải thích ngắn gọn cách thức tác động của Reverb trên 2 hình thức thiết lập này như sau:
  • Với thiết lập Send, Reverb tác động lên âm thanh nhưng không thay đổi tín hiệu gốc. Về bản chất, nó tạo 1 bản copy của tín hiệu gốc rồi xử lý trên bản copy đó
  • Với thiết lập Insert, Reverb tác động và thay đổi trực tiếp tín hiệu gốc
Thiết lập Reverb trên đường Send
Thiết lập Reverb trên đường Send
Tại sao người ta lại hay thiết lập Send với Reverb?
Rất đơn giản! Thứ 1, Reverb là hiệu ứng dựa trên thời gian. Nó cần 1 nguồn tín hiệu gốc để xử lý.
Nếu bạn dùng 2 Reverb cho cùng 1 nhạc cụ, bạn có muốn tạo reverb cho 1 nguồn âm thanh đã có sẵn Reverb từ trước? Toàn bộ các thông số, tính toán về mặt thời gian của bạn sẽ… trật hết sau khi qua Reverb số 2 trong trường hợp này. Chưa kể bạn còn muốn dùng thêm Delay? Nếu tất cả các thiết bị này đều thiết lập chung là Insert cho 1 nhạc cụ thì thật thảm họa!
Trong ví dụ sau, track vocal sử dụng 2 Reverb song song. Nửa đầu thiết lập Send, nửa sau thiết lập Insert và được căn Reverb level ngang nhau. Chú ý sự… nhòe nhoẹt trong nửa sau (Insert) do reverb thứ 2 tạo không gian cho 1… không gian khác đã tạo bởi reverb thứ 1.
Thứ 2, các hiệu ứng âm thanh thiết lập Send có thể tác động lên nhiều nguồn âm thanh khác nhau cùng 1 lúc! Ví dụ: Vocal và Lead Guitar đều có thể sử dụng chung 1 Reverb. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên hệ thống (CPU, RAM…)!
Trong bài viết về vai trò cốt lõi nhất của Reverb, tôi có nói Reverb được dùng để kết nối, đưa các nguồn âm thanh đơn lẻ vào trong 1 không gian chung. Với lợi ích số 2 này của thiết lập Send, bạn sẽ hiện thực hóa được điều đó 1 cách dễ dàng mà không phải “dí” 30-50 con Reverb (có chung thông số cấu hình) cho ngần ấy track riêng lẻ!
Lời khuyên của MIX: Khi sử dụng Reverb dưới dạng Send Effect, bạn nên để 100% Wet (chỉ bao gồm phần tín hiệu tạo ra bởi Reverb) và điều chỉnh lượng Reverb cần thiết qua thông số Send Level trên track nhạc cụ để tránh ảnh hưởng đến âm lượng của track này.

Chỉ dùng khi thực sự cần thiết

Hiệu ứng Reverb rất… lừa tình. Nó khiến bạn ngay lập tức cảm thấy âm thanh sống động hơn, “lung linh” hơn và “có vẻ” thật hơn. Nhưng đó không phải là lý do để chúng ta sử dụng Reverb trên tất cả các nhạc cụ!
Hãy cân nhắc kỹ xem liệu thực sự việc sử dụng Reverb sẽ tốt hơn hay chỉ hủy hoại âm thanh của nhạc cụ mà thôi? Cùng 1 dòng nhạc, trong cùng 1 bài, thậm chí trên cùng 1 nhạc cụ, đôi khi có lúc chúng ta nên dùng, có lúc không.
Trong ví dụ sau với 1 ca khúc Metal, có Reverb chỉ làm cho Rhythm Guitar nhòe nhoẹt, đục ngầu và… “sến”, mất đi sức mạnh cần thiết.

Chọn Room Mode và thiết lập phù hợp

Bạn muốn tái tạo không gian nào cho bản mix? Trong nhà hát, trong phòng ở, hay trong WC? Hãy chọn Room Mode (hoặc Reverb Mode) có đặc tính âm học phù hợp với không gian đó.
Thông thường, các thiết bị Reverb sẽ có sẵn một loạt Room Mode như Hall, Room, Studio, Plate… kèm theo rất nhiều Preset cho bạn lựa chọn. Hãy lấy 1 preset giống nhất so với nhu cầu của bạn và điều chỉnh lại các thông số Reverb để nó phù hợp hơn với nhạc cụ, với ý đồ bản mix.
Mẹo của MIX: Bạn đừng nghĩ chế độ Reverb Hall hay Concert sẽ làm giọng hát nghe “lớn”, “bao la” hơn. Chế độ Room hay Plate dư sức tạo ra không gian đủ lớn cho nhiều bản mix thông thường mà không gây ra nhiều “tác dụng phụ” như Hall.
Hall Mode có thể ok với vocal, nhưng thường nghe như... c*t với giọng thuyết minh trên radio
Hall Mode có thể ok với vocal, nhưng thường nghe như… c*t với giọng thuyết minh trên radio
Chế độ Hall nghe phù hợp với giọng hát của 1 ca khúc nhạc nhẹ nhưng nghe thật kinh tởm với 1 giọng thuyết minh trên đài phát thanh.

Cách căn cường độ reverb cho nhạc cụ

Nếu để reverb quá to, thay vì giúp nhạc cụ hòa quyện vào bản mix hay làm nó sống động hơn, bạn chỉ làm đục bản mix, làm nhòe/biến đổi âm thanh nhạc cụ và khiến nó như thể đang phát ra từ một không gian tách biệt nào đó!
Nếu để quá nhỏ, bạn sẽ hầu như không nghe thấy Reverb của nhạc cụ khi có thêm nhiều nguồn âm thanh khác phát cùng.
Vậy thế nào là vừa phải? Nghe thật là mù mờ!
Trong đa số các trường hợp, sự vừa phải được xác định bằng cách: điều chỉnh cường độ tín hiệu reverb sao cho khi tắt reverb thì biết là thiếu và khi bật reverb thì không hoặc khó nhận ra 1 cách rõ ràng.
Hãy bật/tắt reverb liên tục trong quá trình điều chỉnh cho đến khi bạn đạt tới điểm “cực khoái” đó.
Nghe ví dụ sau với thiết lập Reverb ở 3 mức quá ít, vừa và quá nhiều trên Snare Drum. Ở mức thiết lập reverb quá ít/quá nhiều, Snare như thể được tạo ra từ 1… không gian khác không ăn nhập với dàn Drums.

Căn cường độ reverb trong bối cảnh bản mix

Để có thể quyết định được chính xác cường độ phù hợp của Reverb, nhất thiết phải căn dựa trên bối cảnh của bản mix. Khi có các nguồn âm thanh khác phát cùng, tương quan về cường độ âm thanh, âm sắc của nhạc cụ bạn đang căn reverb sẽ thay đổi. Các nhạc cụ khác sẽ che lấp, làm mờ một phần âm thanh reverb bạn vừa tạo ra bởi không chỉ vì chúng… kêu to hơn mà còn liên quan tới các nhóm tần số trùng với reverb của bạn nữa.
Bởi vậy, việc đổ mồ hôi sôi máu mắt căn cường độ reverb khi solo track nhạc cụ đó là hết sức sai lầm! Tùy theo số lượng nhạc cụ đang phát cùng, tùy theo ý đồ sáng tạo của ca khúc, tùy theo đó là phần intro hay verse hay chorus, bạn hãy điều chỉnh cường độ reverb cho phù hợp với từng tình huống khác nhau bằng chức năng Automation.
Snare Reverb vừa đủ khi nghe solo nhưng quá ít khi nghe cùng cả dàn drums:

EQ Reverb

Đây là thao tác rất cần thiết để kiểm soát “tác dụng phụ” của Reverb bên cạnh việc điều chỉnh những thông số quan trọng như Decay, Pre-Delay và Room Size.
Lợi ích của việc sử dụng EQ trên Reverb là bỏ đi những phần âm thanh không mong muốn tạo ra do Reverb. Trong đa số các trường hợp, áp dụng Lowpass và Highpass filter trên Reverb sẽ giúp âm thanh bớt đục, rõ ràng, mượt mà, tự nhiên hơn.
EQ để kiểm soát tốt hơn "tác dụng phụ" của Reverb
EQ để kiểm soát tốt hơn “tác dụng phụ” của Reverb
Hầu hết các thiết bị Reverb đều tích hợp sẵn 1 EQ đơn giản (đôi khi là cả 1 EQ đầy đủ chức năng như WizooVerbW2) với 2 bộ lọc ở trên. Tất nhiên, không ai ép bạn chỉ được loay hoay với 2 filter này. Nếu thiết bị Reverb không hỗ trợ EQ sâu, bạn có thể chèn thêm 1 EQ vào track Reverb để tinh chỉnh sâu hơn cho tới khi đạt kết quả mong muốn.
Thông thường, việc lọc toàn bộ các âm thanh reverb dưới 200 Hz và trên 12 kHz là thao tác đầu tiên của tôi sau khi thiết lập Reverb. Đôi khi, bạn có thể áp dụng Highpass Filter lên đến tận 500 Hz và Lowpass Filter xuống tận 3 kHz để phù hợp với nguồn âm thanh, bối cảnh bản mix.
Mẹo của MIX: Lọc bỏ các tần số cao giúp Reverb hòa quyện hơn, ít thay đổi âm sắc nhạc cụ hơn và “giấu” Reverb tốt hơn. Lọc bỏ các tần số thấp giúp Reverb bớt đục, phần trầm của nhạc cụ nghe chắc hơn trong khi không gian Reverb tạo ra vẫn được đảm bảo.
Nghe ví dụ sau với nửa đầu chưa EQ Reverb và nửa sau đã áp dụng EQ trên Reverb. Khi được cắt bỏ các tần số cao và trầm, tiếng Piano trở nên rõ ràng hơn nhưng vẫn sống động.

Đừng ngại thử nghiệm cách dùng mới

Những hướng dẫn về cách sử dụng reverb trong bài viết này đều chỉ nằm ở mức cơ bản dành cho những người mới làm quen với Reverb. Bạn đọc có thể yên tâm áp dụng những hướng dẫn ở trên cho các bản mix sắp tới của mình. Dù chưa hẳn sẽ mang lại kết quả tuyệt vời ngay vì điều này đòi hỏi kinh nghiệm sử dụng, nhưng ít nhất, những hướng dẫn tôi đã nêu sẽ giúp bạn đi theo con đường an toàn.
Ứng dụng của Reverb rất nhiều, kéo theo đó là những cách thức sử dụng sáng tạo – đôi khi biết được nhờ… tai nạn. Lấy điểm khởi đầu là những hướng dẫn trong bài viết này, bạn hãy đi xa hơn và mạnh dạn thử nghiệm để tận dụng tối đa những gì mình có.
Nếu có điều gì chưa rõ hoặc muốn biết sâu hơn, bạn hãy comment ở dưới nhé!

theo tapchimix.com

Dynamics 101: Compression & Gating cơ bản – Khó nhưng không được nản!

Dynamics 101: Compression & Gating cơ bản – Khó nhưng không được nản!

Sau EQ, nếu thiếu hiệu ứng này mà bắt buộc phải mix nhạc, tôi sẽ tự vẫn.
Audio Compression (nén âm thanh) là hiệu ứng cực kỳ hữu dụng và ngày càng trở nên quan trọng hơn trong quy trình sản xuất âm nhạc hiện đại.
Hiểu đơn sơ, Compression chuyên xử lý những thứ liên quan tới cường độ tín hiệu âm thanh. Hiểu sâu hơn, hãy đọc kỹ bài viết này! Nếu chưa hiểu, hãy đọc lại 1 lần nữa!

Chào mừng bạn đến với thế giới của thiết bị khó hiểu nhất, khó nghe ra nhất nhưng lại linh động nhất, có khả năng “lấn sân” nhiều công cụ khác nhất, vô cùng quan trọng và cũng vô cùng… khó dùng.
Dọa tí cho vui thôi. Nhưng đừng vội mừng, bạn sẽ thấy mồ hôi rớt ra ngay ý mà!

Dynamics – Linh hồn của âm nhạc

Hiệu ứng Compression xử lý động năng (Dynamics) của tín hiệu âm thanh. Nghe khù khoằm thật! Nhưng để hiểu về Compression, rõ ràng bạn phải hiểu Dynamics là gì rồi.
Nếu bạn nghe 1 giàn nhạc giao hưởng chơi, bạn sẽ thấy lúc thì họ đánh bé xíu, lúc thì to, lúc thì vừa phải. Sự biến động về âm lượng của tín hiệu audio theo thời gian đó chính là Dynamics.
Dynamics có thể phân tích ở nhiều cấp độ. Từ sự biến động âm lượng của 1 âm thanh đơn lẻ hay của 1 nhạc cụ trong 1 bài hát tới biến động về âm lượng của cả 1 bài hát.
Các phần mềm thu âm biểu diễn tín hiệu âm thanh dưới dạng Waveform (dạng hình học của sóng âm). Bạn hãy nhìn và nghe ví dụ 1 nốt nhạc chơi bằng guitar dưới đây:
Ban đầu, tiếng guitar rất to, sau đó nhỏ dần trong quá trình ngân. Năng lượng sóng âm của âm thanh này được biểu đạt chính xác bằng Waveform như trong hình. Waveform càng to thì cường độ/năng lượng âm thanh càng lớn. Ví dụ này chính là Dynamics tại cấp độ nhỏ nhất: âm thanh đơn lẻ.
Với cấp độ thứ 2 là Dynamic của 1 nhạc cụ trong bài hát, tôi có ví dụ khác. Khi bạn gõ trống, bạn càng đều tay thì âm lượng của mỗi nhát gõ càng ổn định, Dynamics càng thấp. Ngược lại, bạn gõ lúc nhẹ lúc mạnh, âm lượng các nhát gõ khác nhau rõ rệt hơn, Dynamics cao hơn.
Hình dưới đây minh họa cho ví dụ gõ dùi trống ở trên:
Dynamics trong lối chơi phản ánh trên waveform
Dynamics trong lối chơi phản ánh trên waveform
Bạn có thể vừa nghe vừa nhìn với 2 soundcloud clip dưới đây.
Đánh đều:
Đánh không đều:
Bạn có thể thấy rõ ở track màu vàng, người chơi gõ rất đều tay. Sự biến thiên về âm lượng của các nhát gõ rất ít (để ý đường kẻ màu đen nối các đỉnh waveform) nên độ biến thiên waveform của cả đoạn cũng rất ít.
Ngược lại, với track màu xanh, người chơi gõ linh hoạt hơn, nhát mạnh nhát nhẹ nên waveform biến đổi rất nhiều. Đường kẻ đo cường độ âm thanh cũng lên xuống nhiều hơn.
Tương tự như vậy, ở cấp độ bài hát, Dynamic có thể hiểu là sự biến động về âm lượng do sắc thái chơi mạnh nhẹ, trầm bổng khác nhau tại các đoạn khác nhau. Với nhạc giao hưởng, chúng ta thấy điều này rõ ràng hơn các thể loại nhạc hiện đại như Rock, Metal, Dance.
Ví dụ sau là Waveform của 1 soundtrack (dàn nhạc giao hưởng thể hiện) và 1 ca khúc Death Metal:
Dynamics của nhạc giao hưởng và Death Metal
Dynamics của nhạc giao hưởng và Death Metal
Tại sao Dynamics lại liên quan tới linh hồn của âm nhạc? Nghe to tát thì khó hiểu, nhưng hãy nhớ lại 1 vài bài giảng của các thầy cô bạn học từ thời học sinh. Thầy cô nào giảng bài với giọng nói trầm bổng, lúc to lúc nhỏ luôn khiến bạn chú ý hơn, cảm thấy thú vị hơn các thầy cô với giọng giảng đều đều như đọc kinh. Âm nhạc cũng vậy, bạn sẽ cảm thấy như bị tra tấn khi nghe một người chơi Piano đánh từ đầu tới cuối nốt nào cũng mạnh như nhau.
Bạn đã hiểu rõ Dynamics chưa? Nếu chưa, đọc lại 1 lần nữa.

Compression là gì?

Bạn thật kiên nhẫn khi đọc tới dòng này sau mớ lý thuyết nhàm chán ở phía trên! Hãy cố gắng đọc hết bài viết này, nếu không bạn sẽ không thể hiểu nổi bản chất của công cụ quan trọng này trong quy trình sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp!
Về bản chất, Compression (nén) giúp kiểm soát Dynamics của tín hiệu âm thanh.
Mục đích của Compression là giảm bớt biên độ biến đổi về cường độ âm thanh (tức là Dynamics). Nó thu hẹp sự khác biệt về độ lớn âm lượng giữa tín hiệu âm thanh bé nhất và tín hiệu âm thanh lớn nhất. Kết quả thu được là một âm thanh có âm lượng ổn định hơn, ít biến động hơn.
Khi thu âm cho một ca sĩ, compression giúp giảm bớt âm lượng lúc ca sĩ hát to và làm tăng âm lượng khi ca sĩ hát nhỏ. Vì thế, chúng ta có cảm giác âm lượng giọng hát không biến đổi quá nhiều lúc ca sĩ gào rú và lúc hát du dương. Đủ dễ hiểu chưa?
Nếu chưa đủ để hiểu, hãy xem và nghe ví dụ sau (waveform đầu tiên là âm thanh gốc, waveform thứ 2 là âm thanh bị Compress):
Âm thanh gốc Vs. Âm thanh bị compress
Âm thanh gốc Vs. Âm thanh bị compress
Vừa nghe vừa nhìn cho máu:
Bạn có thể thấy rõ sự biến đổi trong Waveform giữa âm thanh gốc và âm thanh bị compress (nén). Khoảng cách về âm lượng giữa phần đầu và phần thân của âm thanh bị nén thấp hơn so với âm thanh gốc. Hay nói cách khác, biên độ biến đổi Dynamic đã bị thu hẹp.

Compressor/Limiter/Gate

Việc xử lý Dynamic được thực hiện bởi 3 thiết bị chính là Compressor, Limiter và Gate. Cả 3 thiết bị (phần cứng, phần mềm) này đều tác động lên Dynamic của âm thanh một cách tự động.
Tuy nhiên, chúng ta cần giúp các thiết bị đó nhận ra dấu hiệu để bắt đầu làm việc. Khi âm lượng của tín hiệu âm thanh vượt qua 1 mức độ nào đó, chúng sẽ bắt đầu tự động “ra tay” can thiệp vào âm thanh.
Điểm khác biệt là gì?
Compressor giảm bớt cường độ khi tín hiệu âm thanh vượt qua ngưỡng mà chúng ta quy định nhưng vẫn cho phép vượt quá 1 chút. Limiter thì không cho phép điều đó xảy ra hoặc chỉ cho vượt quá 1 tí không đáng kể!
Gate thì lại hoạt động hơi khác 2 thiết bị trên. Khi cường độ âm thanh cao hơn mức bạn quy định, nó sẽ… không hoạt động. Ngược lại, khi cường độ âm thanh nhỏ hơn ngưỡng quy định, đúng với tên gọi:  Cái cổng (gate). Nó bắt đầu hoạt động và ngăn không cho âm thanh đi qua. Tùy bạn thiết lập, có thể nó cắt bỏ đi hoàn toàn phần âm thanh có cường độ nhỏ hơn mức quy định hoặc nó chỉ giảm dần tới khi im lặng để nghe được tự nhiên hơn.
Hãy xem và nghe 3 ví dụ sau với thứ tự: 1 Compressor, 2 Limiter và 3 Gate.
Compressor Vs. Limiter Vs. Gate
Compressor Vs. Limiter Vs. Gate
Audio minh họa:
Nhìn hình và waveform ở trên, bạn có thể thấy rõ Limiter “gọt” dynamic của âm thanh “ngọt” như thế nào. Đường kẻ màu đen gần đỉnh các Waveform là ngưỡng cường độ âm thanh chúng ta quy định để giúp 3 thiết bị này biết đó là lúc cần hoạt động. Compressor “khoan dung” hơn Limiter, cho waveform vượt quá ngưỡng 1 chút. Còn Gate thì ngay khi thấy có “cơ hội”, “hắn” từ từ giảm cường độ âm thanh cho tới khi im hẳn. Kết quả là âm thanh ngân không lâu bằng khi sử dụng Compressor và Limiter.

Bạn đã nhận thấy tầm quan trọng của Dynamics và Compression?

Bên cạnh EQ, việc sử dụng Compression là yếu tố vô cùng quan trọng giúp phân định đẳng cấp của bản mix amateur, bản mix bán chuyên và bản mix chuyên nghiệp một cách rạch ròi. Phong cách sử dụng Compression cũng là một yếu tố để phân biệt sản phẩm của các kỹ sư âm thanh có cùng đẳng cấp.
Bạn đừng nhầm lẫn giữa amateur và sản xuất âm nhạc tại gia (home recording)! 1 bên là mức chất lượng sản phẩm và 1 bên là môi trường làm việc.
Có rất nhiều người giỏi tay nghề với đôi tai nhạy bén cho ra những sản phẩm rất chuyên nghiệp chỉ với các trang thiết bị sản xuất âm nhạc nhỏ gọn, đơn giản trong… phòng ngủ của mình.
Nói đúng ra, bất cứ công cụ nào cũng là con dao 2 lưỡi nếu không biết cách dùng. Điểm khác biệt là “con dao” nào sẽ làm bạn đau hơn mà thôi. Tôi có thể nói, nếu bạn không hiểu bản chất và không biết cách dùng, Compression sẽ là con dao cứa bạn đau hơn cả.
Và Dynamics là cái hồn của âm nhạc, sử dụng Compression quá tay sẽ tước đi phần quan trọng đó. Những gì còn lại chỉ là một mớ âm thanh thiếu sức sống, khô khan.
Nếu các bạn chưa hiểu rõ bất cứ phần nào trong bài này, hãy đọc lại 1 lần nữa. Vẫn chưa hiểu? Đọc tiếp 1 lần nữa. Vẫn chưa hiểu nốt? Hãy hỏi trực tiếp chúng tôi tại đây. ;)

theo tapchimix.com

Quảng cáo Google

phong thu ha noi