Trang

Phong Thu Ha Noi - Mstudio

Ca sỹ chuyên nghiệp


Yêu âm nhạc


Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Reverb 101: Chất keo kết dính âm thanh (P1)


Reverb 101: Chất keo kết dính âm thanh (P1)

Một loại hiệu ứng âm thanh được sử dụng nhiều nhất, đồng thời cũng đóng vai trò then chốt trong việc… hủy hoại các bản mix amateur và tôn vinh các bản mix chuyên nghiệp. Vâng, tôi đang nói đến Reverb.
Trong phòng thu, Reverb là một hiệu ứng vô cùng quan trọng. Nó quan trọng tới mức nếu đưa cho 2 kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp cùng một project mà chỉ cho họ thay đổi Reverb, kết quả nhận được sẽ là 2 bản mix với cảm giác hoàn toàn khác nhau.
Trong cuộc sống thực, Reverb ở mọi nơi. Trong nhà tắm, trên giường ngủ, trong rạp hát, ở công sở…
Vậy Reverb là gì và vai trò THỰC SỰ của nó ra sao? Hiểu rõ về Reverb sẽ giúp bạn nhận thức được đúng vai trò của hiệu ứng âm thanh (đồng thời là con dao 2 lưỡi) số 1 này và cứu lại những bản mix đục ngầu mà bạn không thể nào giải quyết sau hàng giờ căn chỉnh.

Reverb là gì?

Hãy hình dung, khi bạn đứng trong một chiếc hang đá, và hét thật to: AAA.
Thứ bạn nghe thấy là gì? Tất nhiên là âm thanh… AAA do chính bạn hét kèm theo đó là vô số các chữ A… A… A… (nhỏ hơn, mờ hơn) khác tạo ra do sóng âm phản xạ tự nhiên từ các vách đá.
Reverb trong hang đá nghe rất lạnh lẽo
Reverb trong hang đá nghe rất lạnh lẽo
Hàng nghìn âm thanh phản xạ lại một cách tự nhiên từ các bề mặt (ở hang đá thì dĩ nhiên là… đá rồi) đó hòa trộn vào nhau, kết hợp với nhau tạo thành Reverb giúp bạn có cảm giác về không gian (to nhỏ, xa gần, độ bao trùm…) và cảm giác về cảm xúc (lạnh, ấm, gần gũi, kỳ ảo, chân thực…).
Hãy nghe ví dụ sau với nửa đầu không có Reverb, nửa sau có Reverb:
00:00
00:00

Nếu ở trong phòng khách, những âm thanh phản xạ đó sẽ nhỏ hơn và ngắn hơn khiến bạn không nghe rõ hẳn như ở trong hang. Điều đó tạo cho bạn cảm giác là bạn nói trong phòng khách chứ không phải là một không gian hoành tráng khác.
Chính sự khác biệt về bề mặt và vật liệu phản xạ âm thanh, khoảng cách từ nguồn âm thanh (ở đây là miệng bạn) tới bề mặt vật liệu phản xạ âm thanh (tường, vách đá, sàn nhà…) và độ lớn của không gian đã giúp bạn có cảm giác rõ ràng về không gian mình đang đứng hơn như tôi đã minh họa ở trên.
Bạn có biết? Dơi định vị đường đi dựa trên Reverb đấy! ;)
Sóng âm phản xạ lên trần nhà và yếu đi
Sóng âm phản xạ lên trần nhà và yếu đi
Vì sao vậy? Vì sóng âm bạn phát ra từ miệng di chuyển qua không khí mất một khoảng thời gian nhất định để chạm tới bề mặt phản xạ âm thanh (vách đá, tường, trần nhà…). Khoảng cách này càng lớn thì thời gian để bạn nghe thấy sóng âm dội lại càng dài khiến bạn có cảm giác không gian càng lớn.
Tùy vào bề mặt vật liệu, sóng âm bị hấp thụ/biến đổi theo các cách khác nhau, bị làm yếu rồi mới phản xạ lại. Điều đó giúp bạn có cảm giác cảm xúc (không gian lạnh hay ấm, bí bách hay thoáng đãng, thực hay hư…) do sóng âm đã bị hấp thụ và biến đổi chất âm trên đường quay trở lại tai bạn.
Thế nên, dù ở trong 2 căn phòng có thể tích, kích thước, chất liệu tường, sàn, trần giống hệt nhau nhưng đồ vật bên trong khác nhau, bạn sẽ có cảm giác về không gian khác nhau.
Tất nhiên, tai của bạn cũng phải qua tôi luyện trước rồi thì mới nhận ra được sự khác biệt đó một cách có chủ đích.

Vai trò Cốt Lõi của Reverb trong bản MIX?

Nếu hỏi những “kỹ sư âm thanh” mới vào nghề hoặc không hiểu bản chất của vấn đề. Bạn rất dễ nhận được những câu trả lời nguy hiểm như sau:
- Để vocal/nhạc cụ nghe bớt khô
- Để bản mix nghe rộng hơn
Chậc, chúng tôi quyết lập nên Tạp chí MIX một phần cũng là vì những lời tư vấn ngô nghê  kiểu như thế này đây!
Vậy tại sao người ta phải dùng Reverb?
Vì mỗi nhạc cụ được thu âm trong một không gian khác nhau và với các kỹ thuật miking (đặt mic thu âm) khác nhau. Với các nhạc cụ điện tử như Synthesizer, tất nhiên, nó không chứa bất cứ đặc tính âm học nào về không gian. Nhưng ngay cả với các nhạc cụ thu âm bằng microphone, cảm giác về không gian cũng hầu như không thể nhận biết (trừ khi có chủ đích như Room Mic trong thu âm Drums) do microphone được đặt rất gần nguồn phát âm và đặt trong môi trường đã triệt tiêu tối đa sóng âm phản xạ.
Trong ví dụ dưới, toàn bộ bản mix không có chút Reverb nào:
00:00
00:00

Đặt miccrophone sát nguồn âm để loại bỏ sóng âm phản xạ
Đặt miccrophone sát nguồn âm để loại bỏ sóng âm phản xạ
Bởi vậy, nếu đặt tất cả những âm thanh thu được vào một bản mix, thứ ta nghe thấy sẽ là một hỗn hợp âm thanh rời rạc, tách biệt và như thể không phải nằm cùng trong 1 bản mix!
Sau khi thu âm, các nhạc sĩ này liệu có còn chơi chung trong 1 khán phòng?
Sau khi thu âm, các nhạc sĩ này liệu có còn chơi chung trong 1 khán phòng?
Vai trò cốt lõi nhất của Reverb là gắn kết các nguồn âm thanh khác nhau và đưa chúng vào cùng một không gian chung. Khi sử dụng Reverb trong bản mix, hãy luôn luôn nhớ tới vai trò cốt lõi này để tránh đi ngược lại với mục đích của Reverb (ví dụ: vocal nghe như hát trong động còn snare drum thì như đánh trong hộp).
Ví dụ dưới đây đã được bổ sung Reverb:
00:00
00:00

Còn nữa…

Bạn đã biết Reverb là gì.
Bạn đã hiểu vai trò cốt lõi nhất của Reverb trong bản mix.
Chắc hẳn bạn đang rất nóng lòng dí ngay 1 con Reverb vào project để bắt đầu “gắn kết” không gian cho các nhạc cụ như tôi trình bày ở trên! Tốt thôi, nhưng từ từ đã!
Chúng ta cần hiểu hết các chế độ làm việc và thông số cơ bản của Reverb để thực sự làm chủ nó trước qua Phần 2Phần 3 của bài viết.
Chúng tôi hiểu, Reverb là một khái niệm đầy tính “hàn lâm” mặc dù nó chỉ là hiện tượng vật lý tự nhiên rất gần gũi trong cuộc sống. Nếu bạn vẫn chưa rõ ở chi tiết nào hoặc có cách giải thích khác tốt hơn cho những người mới, hãy bình luận ở phía dưới nhé!
theo tapchimix.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Quảng cáo Google

phong thu ha noi