Trang

Phong Thu Ha Noi - Mstudio

Ca sỹ chuyên nghiệp


Yêu âm nhạc


Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Reverb 101: Thiết kế không gian – Thông số thời gian (P3)


Reverb 101: Thiết kế không gian – Thông số thời gian (P3)

Bất cứ công cụ gì đi nữa, bạn đều phải hiểu rõ về thứ mình dùng.
Bắt buộc phải thế. Nếu bạn muốn trở nên chuyên nghiệp hơn.
Bởi một lẽ đơn giản: Từ hiểu rõ tới dùng sao cho hiệu quả vẫn còn là một đoạn đường dài. Vậy điều gì xảy ra nếu bạn không hiểu chính thứ mình đang dùng?
Tôi không dám nghĩ tới nữa.
Trở thành 1 người dùng thông thái, có bản mix sạch, sâu với không gian hợp lý là Quyền Lợi của bạn. Kiểm soát hoàn toàn công cụ tối quan trọng này là bài tập về nhà của bạn.
Muốn có Quyền Lợi thì phải làm bài. Rõ ràng rồi.

Ôn lại bài cũ – Reverb là gì?

Chúng ta gặp Reverb (viết ngắn gọn của Reverberation) ở mọi nơi. Từ WC, phòng khách, phòng ăn tới rạp hát, hang động. Chỗ nào cũng có Reverb, không ít thì nhiều. Trừ 1 căn phòng duy nhất trên thế giới được thiết kế để triệt tiêu âm phản xạ gần như tuyệt đối. Tin tôi đi, bạn sẽ không muốn (và không dám) vào căn phòng đó đâu!
Reverb là tất cả những âm thanh phản xạ tự nhiên sinh ra khi sóng âm đập vào bề mặt phản xạ âm thanh (ví dụ: vách đá trong hang) và bị phản xạ.
Bạn có muốn nhìn thấy Reverb bằng mắt thường?
Âm thanh cũng phản xạ với các bề mặt như ánh sáng
Âm thanh cũng phản xạ với các bề mặt như ánh sáng
Dễ thôi, hãy lấy đèn pin chiếu vào một tấm gương trong phòng tối. Quan sát đường đi của ánh sáng đập vào gương, dội lại, đập tiếp vào tường hoặc sàn nhà (tùy góc bạn chiếu đèn). Chính nó đấy!

Thiết kế không gian

Reverb giúp ta có cảm giác về không gian xung quanh. Vì thế, thiết kế âm thanh Reverb có thể coi là thiết kế không gian cho bản mix hoặc nhạc cụ.
Trong thế giới kỹ thuật số, bạn có thể tái tạo lại trên máy tính bất cứ không gian nào, dù là trong tưởng tượng chỉ với chuột, bàn phím, 1 chút kiên nhẫn và 1 chút kiến thức (đáng tin cậy).
Thiết kế Không gian phải tính cả "nội dung" của không gian đó
Thiết kế Không gian phải tính cả “nội dung” của không gian đó
Giống như chiếc smartphone, một không gian bất kỳ đều có thể được dựng lên qua các thông số cụ thể.
Với smartphone, đó là: tốc độ, bộ nhớ, màu sắc, hình khối…
Với không gian, đó là: hình khối, thể tích, số đo các cạnh, vật liệu ốp trần, vật liệu lát nền, vật liệu ốp tường, loại/số lượng/cách bài trí đồ vật bên trong…
Các thông số này ảnh hưởng tới Reverb được tạo ra trong không gian đó ra sao? Rất nhiều. Âm thanh phản xạ lại dài hay ngắn, trong hay đục, sáng hay tối, dày hay mỏng, nhiều hay ít tiếng vọng, tiếng vọng nghe thấy tức thì hay không…
Bằng cách tái hiện càng sát càng tốt với những đặc tính Reverb trên, ta có thể mô phỏng lại cảm giác về không gian của người nghe. Như vậy, có phải là chúng ta đã thiết kế không gian chứ không còn là thiết kế Reverb nữa rồi phải không?

Các thông số Thời gian

Khi nguồn âm thanh bắt đầu phát, Reverb được tạo ra ngay lúc sóng âm lần đầu chạm vào bề mặt phản xạ âm thanh gần nhất. Tuy nhiên, nó không duy trì năng lượng mãi mãi mà sẽ yếu dần để rồi mất đi trong một khoảng thời gian nhất định.
Bởi vậy, khi bạn hét trong hang đá, những tiếng vọng lại sẽ nhỏ dần và biến mất hoàn toàn sau 1-2 giây. Những thông số thời gian nào giúp chúng ta hiểu về reverb trong quãng thời gian ngắn ngủi đó?
Biểu đồ cường độ tín hiệu Reverb qua thời gian
Biểu đồ cường độ tín hiệu Reverb qua thời gian

Decay (cách gọi khác Reverb Time)

Decay là cho ta biết sau bao lâu thì Reverb sẽ biến mất (thường đo bằng giây). Đây là một trong những thông số quan trọng nhất của Reverb vì nó dễ nhận biết bằng tai nhất. Bởi vậy, nếu thiết lập không cẩn thận, nó sẽ dễ làm đục bản mix.
Decay (hay Reverb Time/Reverb Tail) có tên gọi quốc tế là T60 vì ám chỉ khoảng thời gian để âm lượng của Reverb giảm đi 60dB. dB là đơn vị đo độ to nhỏ (cường độ) của âm thanh, tương tự đơn vị cm đo độ dài ngắn.
Lưu ý của MIX: Decay không cho bạn biết độ lớn của phòng bởi nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Bạn hãy để ý, khi bước vào 1 căn phòng trống, bạn nghe thấy tiếng mình vang lâu hơn so với thời điểm bày biện hết đồ đạc vào đó.
Ngoài ra, Decay chính là yếu tố giúp phân biệt rõ ràng nhất 1 thiết bị/plugin Reverb tốt và không tốt. Vì với các thiết bị/plugin Reverb không tốt, Decay càng lớn, thì Reverb tạo ra càng không tự nhiên, thậm chí nghe càng nát và gợn.
Hãy nghe ví dụ sau với nửa đầu Decay dài 0,4s, nửa sau 3,1s:
00:00
00:00

Early Reflections (âm thanh phản xạ ban đầu/phản dội đầu)

Tất cả những âm thanh phản xạ lại đầu tiên từ bức tường (hoặc bề mặt) gần với nguồn âm thanh nhất gộp lại thành Early Reflections (phản dội đầu). Bởi vậy, nó giúp bạn hình dung ra độ lớn của không gian.
Khi đứng trong một căn phòng, phản dội đầu xuất hiện gần như tức thì (tốc độ âm thanh 300m/s) và nhanh hơn so với khi ta đứng giữa một cái động lớn.
Về cơ bản, Reverberation gồm 2 giai đoạn: Early Reflections và True Reverb (Reverb thực). Những âm thanh phản xạ tạo ra Early Reflections thường chỉ đập 1 lần duy nhất vào bề mặt phản xạ rồi quay lại. Do đó, nó ít bị bóp méo và giống với âm thanh gốc hơn. Early Reflections đến tai bạn chỉ sau vài đến vài chục mili giây để rồi nhanh chóng bị thay thế bởi True Reverb (Reverb thực). Reverb thực là 1 “đống hổ lốn” các sóng âm phản xạ nhiều lần với nhiều bề mặt và “mệt mỏi” phản xạ trở lại vị trí nguồn phát. Chất âm của Reverb thường rất khác so với âm gốc do bị bóp méo, suy yếu, nhiễu trong quá trình phản xạ liên tục, đặc biệt là khi Decay dài.

Predelay (độ trễ của Reverb)

Dù có tốc độ di chuyển rất lớn (300m/s), âm thanh vẫn cần một khoảng thời gian nhỏ để chạm được vào bề mặt phản xạ gần nhất (ví dụ tường, vách đá) để tạo ra Early Reflections. Khoảng thời gian này, gọi là Predelay, tương ứng với khoảng cách từ nguồn âm thanh tới bề mặt phản xạ đó.
Vì vậy, khi mix Reverb, ta có thể sử dụng Predelay để đẩy nguồn âm thanh (ví dụ: giọng hát) thụt lùi sâu hơn về phía sau loa hoặc kéo lại gần về phía người nghe.
Mẹo của MIX:
  • Khi mix vocal hoặc nhạc cụ solo trong các bản Ballad, các bạn chỉ cần sử dụng khôn khéo Pre-Delay để đẩy chúng về sâu hơn trong bản mix mà không cần dùng nhiều Reverb, dễ làm hỏng bản mix.
  • Trừ khi bạn muốn thiết kế các không gian siêu thực, Pre-Delay nên thiết lập trong khoảng an toàn là 20ms – 200ms (ms = mili giây = 1/1000 giây)
Ví dụ dưới đây minh họa sự thay đổi của Predelay từ 10ms (nửa đầu) đến 108ms (nửa sau):
00:00
00:00

Damping/ Frequency Absorbtion – Độ hấp thụ âm thanh

Trong âm thanh, các sóng âm ở tần số cao (nghe cao hơn) có năng lượng thấp hơn các sóng âm ở tần số thấp (nghe trầm hơn).
Âm thanh có âm trầm, âm trung, âm cao. Người ta dùng tần số (Hz) để làm thang đo cao độ âm thanh (lại 1 lần nữa: tương tự như cm trong thang đo chiều dài). Các tần số thấp thể hiện âm trầm, tần số cao thể hiện âm cao.
Trong đại đa số các trường hợp, mỗi tần số khác nhau bị hấp thụ (làm yếu) ở 1 mức khác nhau. Điều này xảy ra do đặc tính của vật liệu bề mặt phản xạ âm thanh. Thường thì các tần số cao dễ bị hấp thụ hơn bởi các đồ vật đặt trong phòng. Thảm, rèm cửa, bàn ghế, chăn chiếu, quần áo… đều có khả năng hấp thụ một phần sức mạnh sóng âm.
Bởi vậy, khi bạn ở trong một căn phòng xung quanh toàn là rèm, dưới sàn là thảm, các tần số cao sẽ bị hấp thụ mạnh hơn, triệt tiêu năng lượng và biến mất nhanh hơn các tần số thấp. Vì thế, bạn có cảm giác tiếng nói của mình, không gian xung quanh bí và khô.
Với Reverb, thông số Damping (có thiết bị ghi là Absorbtion) giúp bạn điều chỉnh những tần số cao bị hấp thụ nhiều hay ít. Kết quả là Reverb tạo ra bí hay thoáng, ấm hay lạnh.
Một số thiết bị/plugin Reverb (ví dụ: ArtsAcoustic Reverb) còn cho phép bạn điều chỉnh độ hấp thụ tần số thấp và trung với tỉ lệ khác nhau. Cơ chế làm việc của nó tương tự như 1 siêu Equalizer (EQ), tác động lên các tần số khác nhau với mức độ khác nhau theo thời gian.
Trong ví dụ dưới đây, Damping được kích hoạt ở nửa sau dẫn đến các tần số cao bị hấp thụ, Reverb trở nên tối hơn:
theo tapchimix.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Quảng cáo Google

phong thu ha noi